hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?

17-04-2021 09:00:01 AM

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và tiêm chủng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và những rủi ro do các bệnh truyền nhiễm gây ra.

Thường niên, Tuần lễ Tiêm chủng (24 - 30.4.2021) là dịp để ngành y tế toàn cầu nhắc nhở về tầm quan trọng của vắc xin trong việc kiểm soát và bảo vệ sức khỏe con người khỏi các căn bệnh truyền nhiễm. Trong đó, không thể bỏ qua 2 “nỗi ám ảnh” với người bệnh và chuyên viên y tế là bệnh viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản.
Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào? - ảnh 1

Hiểu về bệnh viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Não mô cầu - Neisseria meningitidis gây ra, dẫn dến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Bệnh lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, dùng chung thức uống hoặc lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc trên da, đồ dùng hằng ngày.
Trong khi đó, viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do sự tấn công của vi rút viêm não Nhật Bản qua đường trung gian là muỗi đốt.
Cả viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản đều là những căn bệnh truyền nhiễm với những triệu chứng ban đầu thường gây nhầm lẫn với các bệnh cúm thông thường nên khó được phát hiện sớm. Cả 2 bệnh đều thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào? - ảnh 2
Viêm màng não do não mô cầu diễn tiến nhanh và có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao từ 8-15%, thậm chí có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi đã được điều trị, có đến 2 trên 10 bệnh nhân sống sót xuất hiện các di chứng như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt, đoạn chi (1).
Với bệnh Viêm não Nhật Bản, ước tính có đến 30% số người mắc bệnh sẽ tử vong sau khi nhập viện, 50% người còn sống phải chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động (2). Các di chứng có thể gặp là liệt một phần cơ thể, giảm khả năng nhận thức và học tập hoặc thường bị những cơn co giật, động kinh bất thường. Những di chứng thần kinh này là một thiệt thòi lớn cho những trẻ em không may mắc phải Viêm não Nhật Bản.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngoài các biện pháp phòng bệnh chung, chủng ngừa là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản.
Viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào? - ảnh 3
Vắc xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu gồm có hai loại. Một là vắc xin não mô cầu 2 thành phần nhóm huyết thanh B và C, tiêm 2 liều, bắt đầu được tiêm từ khi trẻ 6 tháng, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 8 tuần. Hai là, vắc xin não mô cầu cộng hợp 4 thành phần nhóm huyết thanh A, C, Y và W dùng cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi, tiêm 2 liều, cách nhau 3 tháng; với đối tượng từ 2 tuổi trở lên chỉ tiêm 1 liều.
Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, hiện nay tại Việt Nam có các loại vắc xin như sau:
• Vắc xin viêm não Nhật Bản miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng: Vắc-xin bất hoạt điều chế từ não chuột. Đây là vắc-xin được sử dụng cho trẻ em từ 1-5 tuổi, sau chương trình trẻ cần được tiêm nhắc để duy trì hiệu quả bảo vệ cho đến khi trẻ được 15 tuổi.
• Đối với vắc xin ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng hiện nay đã có: vắc xin bất hoạt điều chế từ tế bào Vero và vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp. Vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp được sử dụng ở trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, với lịch tiêm đơn giản và ít mũi hơn, bao gồm: 1 liều cơ bản và 1 liều nhắc sau 1 năm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 18 tuổi.
Số liệu thống kê cho thấy, hầu hết các ca mắc bệnh đều là do không tiêm vắc xin, không tiêm đủ mũi và không tiêm mũi nhắc. Chính vì vậy, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch luôn là khuyến cáo hàng đầu từ các cơ quan y tế, nhằm bảo vệ trẻ và cả gia đình khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.

Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ