hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Việc cần tránh sau bữa ăn tối

Việc cần tránh sau bữa ăn tối

Việc cần tránh sau bữa ăn tối

Việc cần tránh sau bữa ăn tối

Việc cần tránh sau bữa ăn tối
Việc cần tránh sau bữa ăn tối

Việc cần tránh sau bữa ăn tối

28-02-2020 10:50:24 AM
Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số việc tuyệt đối không nên làm trong vòng 1 giờ sau bữa tối vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không nên uống trà ngay sau bữa ăn tối - Ảnh: Internet

Không nên uống trà ngay sau bữa ăn tối - Ảnh: Internet

Ngay lập tức uống trà

Uống trà sau bữa ăn là một lựa chọn sai lầm vì lúc này một lượng lớn nước sẽ đi vào dạ dày, làm loãng dịch tiêu hóa do chính dạ dày tiết ra, gây hại cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, trong trà có chứa một lượng lớn axit tannic, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ protein. Các polyphenol trong trà cũng sẽ cản trở việc hấp thụ chất sắt từ thực phẩm cho cơ thể, nếu thói quen này được thực hiện trong thời gian dài có thể dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt.

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Nhiều người thích ăn trái cây sau bữa ăn, nghĩ rằng điều này tốt cho việc làm sạch miệng và khử mùi. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm vì ăn trái cây ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân đến từ việc quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ có thể hoàn thành sau 1-2 tiếng, nếu bạn vội ăn thêm trái cây sẽ khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn, từ đó gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đi tắm ngay sau khi ăn tối

Một số người thích tắm ngay sau khi ăn, nghĩ rằng việc tắm sau bữa ăn có thể thúc đẩy lưu thông máu và góp phần mang lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, cũng có những người bị đổ mồ hôi trong lúc ăn nên họ phải lập tức đi tắm để làm sạch cơ thể.

Tuy nhiên, đi tắm sau khi ăn sẽ làm suy yếu chức năng tiêu hóa và gây ra khó tiêu, đầy bụng... Theo các bác sĩ, ít nhất 1 tiếng sau khi ăn bạn mới nên đi tắm.

Tập thể dục ngay

Trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, dạ dày trở nên rất nặng nề hơn bởi thức ăn. Vào thời điểm này, nếu bạn tập luyện thể thao (thậm chí tập thể dục nhẹ như đi bộ) có thể gây rối loạn chức năng dạ dày và ruột. Về lâu dài, thói quen này thậm chí còn gây ra viêm loét dạ dày.

Nếu muốn tập luyện, bạn nên dành ít nhất 1 giờ nghỉ ngơi sau bữa ăn rồi mới bắt đầu tập luyện nhẹ.

Đi ngủ

Nhiều người có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn no, nhưng họ không hề biết rằng việc đi ngủ ngay lúc này sẽ khiến các dịch tiêu hóa chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, nguy cơ có thể gây viêm đường ruột.

Ngoài ra, đi ngủ luôn khiến năng lượng không được giải phóng, đó là nguyên nhân tích mỡ, gây tăng cân. Các bác sĩ khuyên bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn để nghỉ ngơi, thư giãn trước khi đi ngủ.

4 việc nên làm:

- Dùng tay xoa bụng: 30 phút sau ăn, khối lượng công việc của dạ dày vẫn còn rất lớn. Lúc này, chúng ta có thể xoa bụng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tăng cường lưu thông máu trong dạ dày.

Cách thực hiện: Xoa ấm bàn tay, lấy rốn làm tâm điểm, xoa quanh vòng bụng 20 vòng theo chiều kim đồng hồ và xoa ngược lại 20 vòng nữa. Điều này giúp "nhẹ" bụng và tiêu hóa tốt hơn.

- Súc miệng: Sau khi ăn 30 phút, bạn nên hình thành thói quen súc miệng để răng khỏe mạnh hơn, khi về già có thể ăn uống thoải mái mà không lo răng yếu. Cách súc miệng tốt nhất đó là dùng trà xanh và nước muối loãng.

- Massage mặt: Phương pháp massage da mặt sau bữa ăn đúng nhất là: Đặt 2 lòng bàn tay cạnh nhau, tiến hành xoa mặt, trán, má và cằm. Người bị huyết áp cao nên xoa từ trên xuống dưới còn người bị huyết áp thấp nên xoa từ dưới lên trên.

- Đi bộ chậm rãi sau khi ăn 30 phút: Đi bộ khoảng 100 bước sau khi ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng tốc quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện giấc ngủ, giảm tích tụ chất béo và duy trì thể hình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đi nhẹ nhàng với mục đích giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết.

 V.THU (THEO MOTTHEGIOI.VN)

Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ