hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc
Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

28-12-2019 10:13:15 AM

Những nguy cơ gặp bất lợi của thuốc

Các bệnh mạn tính có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc, tạo ra những thay đổi làm tăng nguy cơ đối diện với nhiều phản ứng phụ của thuốc. Những nguy cơ tác dụng phụ của thuốc có thể liên quan đến:

Dùng nhiều loại thuốc một lúc

Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc một hoặc nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như cholesterol máu cao, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, viêm khớp, trầm cảm... nên việc dùng nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc là không tránh khỏi. Khi dùng nhiều thuốc thì nguy cơ đối diện với nhiều phản ứng phụ và tương tác thuốc tăng lên. Ngoài ra, thuốc còn có thể tương tác bất lợi với thức ăn và đồ uống mà người bệnh dùng hàng ngày.

Lịch dùng thuốc phức tạp: Dùng nhiều loại thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày gây phức tạp hóa việc dùng thuốc và làm tăng nguy cơ mắc sai lầm khi dùng thuốc ở người cao tuổi như quên uống thuốc vào đúng thời điểm hoặc dùng một liều gấp đôi.

 

Tuổi tác - Yếu tố tăng nguy cơ bất lợi của thuốc

Tuổi cao gây trở ngại cho người lớn tuổi khi dùng thuốc.

Vì sao lão hóa lại ảnh hưởng đến việc dùng thuốc?

Để thuốc có hiệu quả tác dụng, thuốc phải được hấp thụ vào cơ thể (thường là thông qua ruột), phân bố ở các nơi cần thiết của cơ thể  (thường là thông qua các mạch máu), thay đổi hóa học hoặc chuyển hóa (thường ở gan hoặc thận) và sau đó loại bỏ khỏi cơ thể (chủ yếu qua nước tiểu).

Quá trình lão hóa có thể thay đổi quá trình thuốc được hấp thu, chuyển hóa, phân phối và loại bỏ ra khỏi cơ thể, gây ra các tác dụng phụ trở nên rõ nét hơn. Bao gồm các yếu tố sau liên quan quá trình lão hóa:

Tăng tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể: Khi có tuổi, cơ thể tích tụ nhiều chất béo. Mặc dù trọng lượng có thể vẫn như cũ, nhưng tỷ lệ mỡ cơ thể tăng lên so với tỷ lệ cơ bắp. Các loại thuốc hòa tan được trong chất béo có thể bị tồn lưu trong các tế bào chất béo của cơ thể và ở lại trong các hệ thống cơ thể trong một thời gian dài, vì vậy có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc..

Giảm tỷ lệ chất lỏng: Khi có tuổi, các tế bào trong cơ thể mất dần đi lượng dự trữ nước và chính tình trạng này làm giảm khả năng hòa tan của các thuốc tan trong nước. Kết quả là, một số loại thuốc có thể trở nên quá tích tụ trong cơ thể, có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Giảm chức năng hệ tiêu hóa: Khi chúng ta già đi, có những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa, mà có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nhanh chóng thuốc vào dòng máu. Sự vận động của dạ dày chậm lại và làm mất nhiều thời gian để đẩy thuốc xuống ruột, nơi thuốc được hấp thu sau đó. Ngoài ra, dạ dày sản xuất ít acid hơn, phải mất thời gian lâu hơn để phá vỡ cấu trúc đối với một số loại thuốc. Những thay đổi này có thể gây ra giảm tác dụng hoặc làm chậm tác dụng của một số loại thuốc.

Giảm chức năng gan, thận: Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa hoặc phá vỡ các thuốc. Khi chúng ta già đi, gan nhỏ hơn, lưu lượng máu đến gan giảm và các chất hóa học (enzym) trong gan giúp phân hủy thuốc giảm đi. Điều này có thể dẫn đến thuốc tích tụ trong gan nhiều hơn, do đó gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và có thể gây tổn hại gan.

Tương tự như gan, thay đổi chức năng thận xảy ra khi chúng ta già. Thận có thể nhỏ hơn, lưu lượng máu đến thận giảm và trở nên kém hiệu quả để loại bỏ thuốc còn “sót lại”. Bắt đầu từ khoảng 40 tuổi, chức năng thận của chúng ta giảm khoảng 1% mỗi năm. Kết quả là, thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn, làm tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ.

Giảm trí nhớ: Giảm trí nhớ thường gặp ở người lớn tuổi và khi chúng ta già, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại bệnh khác của mất trí nhớ tăng lên. Rối loạn bộ nhớ có thể khiến người ta quên uống thuốc, dẫn đến sự kiểm soát kém các bệnh mạn tính đang mắc. Hơn nữa, những người bị mất trí nhớ có thể không có khả năng hiểu hoặc làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là liên quan đến việc quản lý lịch trình uống thuốc phức tạp hàng ngày.

Giảm thị lực và thính lực: Những rối loạn thị giác, chẳng hạn như bệnh võng mạc do đái tháo đường, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể, thường gặp phổ biến ở người lớn tuổi và những người có bệnh về mắt, gây khó khăn trong việc đọc nhãn trên bao bì thuốc kê toa và các sản phẩm thuốc không kê toa. Rối loạn nghe có thể gây khó khăn cho người già để nghe đúng hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

Giảm sự khéo léo: Nhiều người lớn tuổi bị viêm khớp, khuyết tật về thể chất và rối loạn hệ thần kinh như bệnh Parkinson. Những bệnh lý này có thể gây khó khăn cho việc mở lọ thuốc, lấy thuốc hoặc các thao tác, kỹ thuật dùng thuốc (thuốc nhỏ mắt, thuốc hít cho bệnh hen suyễn và COPD, thuốc tiêm insulin...).

Vì vậy, nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn khi dùng thuốc vì tuổi tác, nên nói với bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn cách làm thế nào để quản lý thuốc tốt hơn. Ngoài ra, cần sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình, bạn bè hay trung tâm y tế tại địa phương. Trước khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, phải chắc chắn bạn đã hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc và khả năng tương tác với các thuốc khác và thực phẩm đang dùng hàng ngày.

TS.BS. Lê Thanh Hải


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ