hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?
Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

31-10-2020 08:58:09 AM

Tắc động mạch vành - mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim - là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra còn một dấu hiệu hay bị bỏ qua là đau răng.

Bạn đã bao giờ bị đau răng khi hoạt động thể chất mạnh và cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức sau khi nghỉ ngơi? Có phải nha sĩ không thể làm giảm cơn đau răng của bạn ngay cả khi bạn đã đến thăm khám thường xuyên?

Những lý do trên có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực hay còn gọi là co thắt tim do máu cung cấp không đủ oxy cho cơ tim vì động mạch đến tim bị thu hẹp.

Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?

Đau răng là biểu hiện hay bị bỏ qua của nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa: Medicinenet

Tình trạng này có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm. Người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu họ có sức khỏe răng miệng tốt, vì đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Ashish Sahni, 48 tuổi, người Ấn Độ là bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh mạch vành. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị đau ở hàm dưới.

Dù Ashish không bị đau ngực, khó chịu hoặc khó thở, bác sĩ vẫn khuyên anh nên làm điện tâm đồ. Kết quả cho thấy tim không nhận đủ oxy cho các mô và cơ.

Do đó, bệnh nhân được khuyên nên chụp động mạch vành nhưng Ashish từ chối vì anh không thể hiểu mối liên hệ giữa đau răng và đau tim.

Giống như Ashish, rất nhiều người bị đau răng nhưng không biết vấn đề này có thể liên quan đến một điều gì đó nghiêm trọng như đau tim.

Bệnh nhân có thể cảm thấy đau từ răng lan ra ngoài hoặc dọc theo hàm, đau tai. Vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào mạch máu làm lắng đọng mỡ của động mạch và dẫn đến hình thành cục máu đông gây bệnh mạch vành, viêm cơ và van tim.

Tất cả những điều đó cản trở lưu lượng máu, oxy đến tim, dẫn đến tim không thể hoạt động bình thường.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những ai đau răng đều có nguy cơ đau tim. Nhưng những người có tiền sử bệnh tim cần phải chú ý thêm, đặc biệt nếu cơn đau răng đi kèm với choáng váng hoặc đổ mồ hôi.

Nếu cơn đau kéo dài, đó có thể là nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau đầu, mặt kết hợp với các triệu chứng tim quen thuộc như đau ở cổ họng, bên trái (xương hàm dưới), bên phải, tai, khớp hàm và răng.

An Yên (Theo Deccanherald)


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ