hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm
Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất bằng nước mắm

02-07-2020 02:54:04 PM

Chỉ cần một bát nước mắm, bạn sẽ biết ngay bún vừa mua về cho gia đình ăn có an toàn không.

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ. Những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện hay để thu lợi nhuận, có những cơ sở sản xuất bún rút ngắn quy trình và thay vào đó là hóa chất thường được sử dụng để cho vào bún như: Chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia cấm sử dụng cho thực phẩm.

Cũng như gạo khi mang nấu thành cơm, màu của bún nếu không dùng hóa chất sẽ trắng ngà tương tự như màu cơm. Ngược lại khi thấy bún trắng, có độ bóng bất thường, khả năng người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng hoặc một số chất tương tự làm bún trắng hơn.

Vậy để nhận biết chính xác, bạn cho một ít bún vào chén chứa nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra. Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm nước mắm lâu và rất ít. Sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún, bà Nguyễn Thị Bính chủ cơ sở bún sạch tại Thủ Đức, Nguyễn Bính, Tp.HCM chia sẻ với phóng viên báo PLO.

Nếu bún có dấu hiệu chứa hóa chất thì gia đình bạn không nên dùng nữa.

Ảnh minh họa: Cooky.

Để luôn có bún sạch cho cả nhà ăn, hãy cùng vào bếp với Đại Kỷ Nguyên để tự làm bún truyền thống tại nhà nhé!

Nguyên liệu:

  • Bột gạo tẻ: 200 gr
  • Bột năng: 35 gr
  • Nước lọc, muối, dầu ăn
  • Khuôn làm bún, màng bọc thực phẩm, nồi…

Cách làm:

Bước 1:

– Trộn 1/3 thìa cafe muối cùng với 200gr bột gạo tẻ trong trạng thái khô cho thật kỹ. Việc trộn bột gạo với muối sẽ giúp sợi bún được dai và đậm hơn.

– Từ từ rót nước lọc vào bột. Vừa rót, bạn vừa khuấy nhẹ để bột hút nước đều. Khi lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp bột sệt, bạn dùng đũa khuấy thật kỹ để đảm bảo không có bột vón cục.

– Hoà tan bột xong, bạn đậy kín để như thế trong vòng 2 tiếng.

Bước nhồi bột:

– Bắc một chiếc chảo lên bếp đun khô, rồi đổ 1-2 thìa cafe dầu ăn vào láng đều chảo. Làm bước này sẽ giúp bột không bị cháy khi nấu.

– Đổ chỗ bột gạo đã ủ vào. Hạ lửa liu riu nhỏ sau đó khuấy đều tay bột trong chảo. Sau 3-5 phút, bột gạo sẽ trở thành một khối mịn, không còn dính nữa. Lúc này, bạn tắt bếp và cho chảo ra mâm phẳng.

– Tiếp theo, đổ 35gr bột năng vào khối bột gạo. Mang bao tay và nhồi thật kỹ khối bột. Sau khi nhồi được 10 phút, bạn để bột nghỉ 30 phút rồi tiếp tục nhồi bột lần hai. Bột càng dẻo thì sợi bún càng mềm ngon.

Bước ép bún:

– Đun nồi nước sôi cùng với 1/2 thìa cafe dầu ăn, hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn. Đưa khuôn gần miệng nồi, ép lại để bột có dạng sợi dài, rơi xuống nồi. Nếu dùng túi bóp kem thì bạn phải bóp liên tục để bột không bị đứt.

– Sợi bún khi chín sẽ nổi lên, dùng rây vớt bún ra rổ rồi xả mạnh với nước sạch để sợi bún trắng, trong hơn. Vẩy bún kỹ cho ráo nước để bún không bị nhão nước.

Với món bún siêu sạch bạn tự làm cho gia đình, có thể thoải mái ăn cả ngày, chế biến nhiều món khác nhau như: Phở cuốn, bún trộn, bún bò… thậm chí bạn chỉ cần pha một bát mắm nem ngon ngon ăn kèm với bún cũng đã tuyệt vời lắm rồi

https://www.dkn.tv/


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ