hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori
Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

05-02-2018 08:16:06 AM

LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI

ĐẠI CƯƠNG

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. 60-90 % loét dạ dày tá tràng là do H.p. Từ năm 2005 tổ chức y tế thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn H.p còn gây ra một số bệnh khác tại dạ dày như chứng khó tiêu chức năng. Ngoài ra H.p còn gây bệnh tại ngoài cơ quan tiêu hóa: như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát.

Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.

Trên vi trường biểu mô bề mặt và lõm với độ phóng đại cao cho thấy rất nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori nằm trên bề mặt tế bào (mũi tên). Ảnh: Robert Odze, MD.

CHỈ ĐỊNH DIỆT H.P TRONG BỆNH DẠ DÀY TÁ TRÀNG

– Có nhiễm H.p gây ra các bệnh lý dạ dày tá tràng:

+ Loét dạ dày.

+ Loét hành tá tràng.

+ Chứng khó tiêu chức năng.

+ Ung thư dạ dày đã phẫu thuật hoặc cắt bớt niêm mạc.

– Dự phòng ung thư dạ dày:

+ Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày.

+ Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản đã cắt.

+ Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.

+ Viêm teo lan hết toàn bộ niêm mạc thân vị dạ dày.

+ Người có nhiễm H.p mà quá lo lắng về H.p gây ung thư dạ dày.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHIỄM H.P

– Test nhanh urease: Khi nội soi, độ nhạy > 98% và độ đặc hiệu 99%.

– Test thở: Sử dụng cacbon phóng xạ C13, độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.

– Nuôi cấy.

– Mô bệnh học: Độ nhạy > 95% và độ đặc hiệu >95%.

– Kháng thể kháng H.p trong huyết thanh.

– Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.p trong phân.

– Trong thực tiễn lâm sàng chỉ dùng test nhanh urease và test thở để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm H.p. Nuôi cấy vi khuẩn dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp kháng kháng sinh.

ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc

– Cần bắt buộc làm xét nghiệm H.p trước.

– Sử dụng kháng sinh đường uống, không dùng kháng sinh đường tiêm.

– Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất 2 loại kháng sinh.

– Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần.

b) Phác đồ lựa chọn đầu tiên: Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và 2 trong 3 kháng sinh:

+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.

+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

c) Phác đồ 4 thuốc thay thế: Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI).

– Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.

– Hoặc thay PPI+ bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).

– Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

– Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.

Nếu không có Bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh:

– Phác đồ 3 kháng sinh dùng 14 ngày:

+ PPI.

+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.

+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.

+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.

– Phác đồ kế tiếp:

+ 5 – 7 ngày PPI + amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.

+ Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 – 7 ngày.

Trong trường hợp H.p vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:

– PPI.

– Levofloxacin 500mg x 1 viên x 1 lần/ngày.

– Amoxicilin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày.

d) Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

H.p: Heliobacter pylori

PPI: Proton pump inhibitor (Thuốc ức chế bơm proton)

RBC: Ranitidin bismuth citrate

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. P Malfertheiner, F Megraud, C O’Morain, F Bazzoli, E El-Omar, D Graham, R Hunt, T Rokkas, N Vakil,E J Kuipers, The European Helicobacter Study Group (EHSG). Current concepts in the management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht III Consensus Report. Gut 2007;56:772–781.
  2. Peter Malfertheiner, Francis Megraud, Colm A O’Morain, John Atherton, Anthony T R Axon, Franco Bazzoli, Gian Franco Gensini, Javier P Gisbert, David Y Graham,Theodore Rokkas,Emad M El-Omar, Ernst J Kuipers, The European Helicobacter Study Group (EHSG). Management of Helicobacter pylori infection the Maastricht IV/Florence Consensus Report. Gut 2012;61:646 -664.
  3. Wenming Wu, Yunsheng Yang, and Gang Sun. Review Article: Recent Insights into Antibiotic Resistance in Helicobacter pylori Eradication. Gastroenterology Research and Practice, Volume 2012 (2012).

Bộ Y tế | DIỆT HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ