hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở
Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

Kỹ năng sơ cấp cứu: Hai trẻ nhỏ thoát chết do sặc dị vật đường thở

05-02-2018 08:55:13 AM

Bánh Gio

Bánh gio, thường được các gia đình sử dụng làm món ăn trong ngày Tết, là một trong nhưng nguyên nhân dễ gây sặc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ. Ảnh: LQC

Trong những ngày nghỉ Tết Ất Mùi 2015 đầu tiên đã có rất nhiều trường hợp tai nạn tại gia đình xảy ra với các cháu nhỏ, đáng chú ý là 2 trường hợp tai nạn sặc dị vật đường thở được các bậc cha mẹ chia sẻ trên facebook. Rất may mắn, khi tai nạn xảy ra, bố mẹ các cháu nhỏ đều có kinh nghiệm, phát hiện nhanh chóng và xử trí cấp cứu kịp thời

Trường hợp thứ nhất

dinhthiloan

Một phen hú vía…

Các mẹ ơi, đặc biệt là các mẹ sinh non ơi, cu Bi nhà em vừa thoát nạn xong, em vẫn còn bàng hoàng.

Chả là từ lâu rồi, Bi biếng ăn nên em phải cho con ăn trong lúc ngủ hoặc là có bố làm trò may ra mới ăn một ít. Hôm nay, cũng vậy, dỗ mãi mới ngủ rồi cho ăn, Bi ăn xong cũng 15 phút rồi, em đã vỗ ợ hơi nhưng vẫn bế con, em muốn đi WC quá, vẫn cẩn thận gọi bố Bi trông giúp. Vì Bi biết lẫy rồi nên hay giẫy lắm, lại vừa ăn xong. Em đặt Bi ở giường, kê gối cẩn thận để hai bố con trông nhau, Bi đã giẫy khỏi gối và vì thấy con vẫn chơi nên bố kệ, bố yêu Bi lắm nhưng thấy con chơi nên nghĩ không sao, khi em vào thấy mặt con nghền nghệt như muốn trớ, em bế lên và con có dấu hiệu tím, em vừa vỗ vừa cho trớ hết ra, nhưng trớ ít một, và tím tái hết quanh miệng lên mũi, em vỗ thì trớ ộc ra và vẫn tím, em phải hút khẩn trương bằng miệng, một lát giời thương con hồi lại…

Trường hợp thứ hai

luongquocchinh

Tình huống xẩy ra rất nhanh, cu cậu gần 4 tuổi, đang cùng cậu anh ăn bánh gio, đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn và há mồm, mặt đỏ bừng, chảy nước mắt nhưng không khóc được. May mà bố ngồi cạnh, ôm ngay cu dậy, tựa ngực vào tay bố, ngả cu ra trước, vỗ cho cu 5 phát mạnh vào lưng… phù… miếng bánh gio to tướng bật ra.

Tết này vận may đến với gia đình mình rồi

Vậy làm thế nào để phát hiện nhanh chóng trẻ bị sặc dị vật đường thở?

Trẻ rất dễ bị sặc dị vật đường thở (từ thức ăn, đồ chơi)… nếu người lớn không để ý. Cũng không ít trẻ bị sặc dị vật đường thở do thức ăn vì người lớn pha trò để trẻ cười, tạo hứng thú cho trẻ ăn.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sặc, đó là “hội chứng xâm nhập” như trẻ đang ăn, đang chơi đột ngột ho sặc sụa, mặt đỏ và/hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức. Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn (như dị vật thanh quản) trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách.

Hội chứng xâm nhập cũng có thể chỉ kéo dài một vài phút thì hết do dị vật đã di chuyển sâu vào bên trong đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi vào sâu vào trong đường thở, tùy thuộc vào vị trí mắc kẹt dị vật mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: nói khàn, thở rít, thở khò khè và khó thở (dị vật hạ thanh quản, khí quản); ho và thở khò khè, ho ra máu, khó thở, nghẹt thở, suy hô hấp, thở yếu, sốt và tím tái (dị vật phế quản).

Đáng nói là có khoảng 25 – 50% trẻ bị dị vật đường thở không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc không được chẩn đoán trong vòng 24 giờ, phần lớn các trường hợp này là do dị vật ở phế quản lớn và phế quản nhỏ. Sau khi biểu hiện “hội chứng xâm nhập” ngắn, trẻ có thể trở lại bình thường trong nhiều giờ nên cha mẹ ít để ý. Sau đó các dấu hiệu của xẹp phổi, bội nhiễm (viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi…) do dị vật có thể xuất hiện như: sốt cao, ho khan, ho máu, ho có đờm và mủ, khó thở tăng dần, suy hô hấp, tím tái… Nếu không biết trẻ bị sặc, khi trẻ có biểu hiện ho và sốt thì cha mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi khám sẽ làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Cách xử trí cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ em như thế nào?

Các bạn có thể xem clip và đọc chi tiết tại các đường link sau:

  1. Phản ứng nhanh khi trẻ bị dị vật đường thở
  2. Kỹ thuật sơ cứu nghẹt thở do dị vật đường hô hấp ở trẻ nhỏ
  3. Kỹ thuật sơ cứu nghẹt thở do dị vật đường hô hấp ở trẻ lớn và người
  4. Clip: Sơ cứu suy hô hấp do dị vật đường thở ở trẻ em

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ