hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn
Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

29-06-2018 08:33:47 PM

Sai lầm vì cứ nghĩ cái gì từ lá cây cũng tốt

Cuối năm 2016, bà Nguyễn Thị Liêu ở Buôn Pa (xã Cư Prao, Huyện M’Đrắk) thấy chán ăn và vàng mắt, đi khám sức khỏe ở bệnh viện huyện, bà Liêu được chuyển lên BVĐK tỉnh Đăk Lăk làm các xét nghiệm thì phát hiện mình bị viêm gan C. Các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị lẫn các loại thuốc cần dùng. Tuy nhiên, nghe theo một số người quen mách nước nên bà Liêu bỏ viện về nhà mua các loại lá cây như: lá cây chó đẻ, lá cây mật gấu, lá cây xạ đen... Ngày nào bà Liêu cũng uống với lượng lớn, đến đầu năm 2018 thấy da càng vàng hơn, hay tức ngực đi khám lại thì phát hiện gan bị tổn thương nặng hơn. Lần này, bà Liêu quyết định điều trị theo phác đồ của BVĐK tỉnh Đăk Lăk. Sau gần 2 tháng điều trị, bệnh đã dần thuyên giảm. Bà Liêu cho biết: Không riêng gì bà mà rất nhiều người dân ở vùng nông thôn của huyện Ma Đ’rắk khi có bệnh đều tự mày mò tìm đến các loại lá cây để uống theo thói quen. Ai cũng nghĩ, cái gì từ lá cây hay thảo dược thì đều bổ và tốt cả nên uống càng nhiều càng hay.

Ông Sùng A Thanh ở thôn 4 (xã Cơ Prao) cũng bị viêm gan nặng hơn do không điều trị theo hướng dẫn của bệnh viện mà tự ý mua đủ các loại lá cây về uống khi phát hiện bị nhiễm viêm gan b. Ông Thanh chia sẻ: Lúc phát hiện mới viêm gan thôi, chủ quan không dùng viên thuốc tây nào cả mà cứ nghĩ dùng thuốc lá cho lành mà lại đỡ mất công đi lại. Đi làm rẫy, tiện thì hái lá hoặc mua những người bán dạo mang đến. Có lúc uống đến 6 thứ lá. Đi khám lại vào tháng 5/2018, cho kết quả, men gan tăng gấp 3 lần trước kia. Bác bác sĩ khuyên phải dùng thuốc Tây

Chữa bệnh gan bằng lá cây, bệnh nặng hơn

Nhiều bệnh nhân điều trị bệnh gan ở BVĐK Đăk Lăk.

Tuân thủ chỉ định của thầy thuốc

Theo ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế Đăk Lăk thì: Không ai phủ nhận được công dụng của nhiều loại thuốc Nam. Song song với việc điều trị bằng Tây y thì tỉnh Đăk Lăk vẫn chú trọng đến việc phát triển y học cổ truyền trong đó có việc điều trị một số loại bệnh bằng thuốc Nam. Nhiều loại dược liệu trên địa bàn vẫn được bảo tồn, phát huy và đưa vào sử dụng. Nhưng, dùng loại thuốc nào ứng với bệnh gì thì người bệnh cần hỏi bác sĩ. Ý nghĩ cứ thuốc Nam là dùng thoải mái cũng không việc gì là suy nghĩ sai lầm của nhiều người nên dẫn đến tình trạng quá lạm dụng thuốc. Điều này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ông Trần Văn Tùng (xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar) sau nhiều tháng điều trị bệnh viêm gan B và viêm dạ dày bằng lá cây thì đã chuyển qua điều trị bằng thuốc Tây theo phác đồ của bệnh viện. Ông Tùng chia sẻ: Dùng lá cây rất nhiều rồi nhưng không ăn thua. Vi khuẩn HP vẫn còn trong dạ dày, men gan cũng không hề giảm được chút nào cả. Nhiều người bạn ông Tùng cũng bị đái tháo đường, bệnh men gan cao cứ dùng lá mãi không khỏi cũng đã chuyển qua điều trị bằng Đông-Tây y kết hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo BVĐK tỉnh Đăk Lăk, từ đầu năm 2018 đến nay tiếp nhận rất nhiều trường hợp tổn thương gan nặng, hôn mê gan, đái tháo đường do dùng đủ các loại lá cây để uống khi phát hiện có bệnh. Đặc biệt là người bệnh ở các vùng nông thôn. Người dân cần thay đổi ngay các thói quen có gì dùng đó mà phải kiên trì điều trị theo phác đồ của bệnh viện đồng thời kiểm tra thường xuyên để xem diễn biến bệnh tình của mình.

Bài và ảnh: ĐÔNG HƯNG


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ