hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Chăm sóc răng sữa thế nào?

Chăm sóc răng sữa thế nào?

Chăm sóc răng sữa thế nào?

Chăm sóc răng sữa thế nào?

Chăm sóc răng sữa thế nào?
Chăm sóc răng sữa thế nào?

Chăm sóc răng sữa thế nào?

25-08-2019 08:49:32 AM

Cấu tạo bộ răng sữa

Một bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng, mỗi cung hàm trên và dưới sẽ có 10 răng gồm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm sữa ở mỗi bên.

Thứ tự mọc răng sữa có thể không hoàn toàn giống nhau ở các bé, tuy nhiên thường tuân theo trình tự như sau:

0-6 tháng (sơ sinh): Chưa mọc chiếc răng nào;

6-10 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa giữa sữa hàm dưới;

8-12 tháng: Mọc 2 răng cửa giữa sữa hàm trên;

9-13 tháng: Mọc 2 răng cửa bên sữa hàm trên hai bên;

10 - 16 tháng: Mọc 2 răng cửa bên sữa hàm dưới hai bên;

13 – 19 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ nhất hàm trên hai bên;

14 -18 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới hai bên;

16–22 tháng: Mọc 2 răng nanh sữa hàm trên hai bên;

17-23 tháng: Mọc 2 răng nanh sữa hàm dưới hai bên;

23–31 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ 2 hàm dưới hai bên;

25-33 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ 2 hàm trên hai bên;

36 tháng: Mọc đầy đủ răng sữa.

cham-soc-rang-sua-the-nao-1

 

Sự xáo trộn trong quá trình thay răng sữa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Ngoài ra, răng sữa cũng có những cấu trúc cơ bản tương tự răng vĩnh viễn. Thực chất lớp men răng của răng sữa mỏng hơn đồng thời buồng tủy răng sữa rộng hơn so với răng vĩnh viễn nên các tổn thương sâu ở răng sữa rất nhanh chóng tiến triển vào tủy răng, thậm chí cuống răng (chóp chân răng), có thể dẫn đến hậu quả phải nhổ răng sữa sớm, do đó việc dự phòng sâu răng ở răng sữa đặc biệt quan trọng.

Chức năng bộ răng sữa

Chức năng của hàm răng sữa ngoài việc ăn nhai, còn tham gia vào quá trình hoàn thiện phát triển cung hàm và hướng dẫn việc mọc răng vĩnh viễn, một chức năng khác không thể không kể đến là chức năng thẩm mỹ và hướng dẫn sự phát triển của xương hàm.

Lần khám răng đầu tiên nên tiến hành ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, giúp cha mẹ định hướng những vấn đề cần chú ý cho việc chăm sóc hàm răng sữa..
 

 

Các răng cửa và răng nanh có chức năng cắn xé thức ăn, răng hàm sữa có vai trò nghiền nát thức ăn. Răng nanh còn thêm chức năng đưa hàm sang bên.

Các răng hàm sữa có chức năng hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc. Khi mầm răng vĩnh viễn bắt đầu hình thành và di chuyển về phía khoang miệng, kích thích làm tiêu chân răng sữa và hoàn thiện quá trình hình thành chân răng. Đồng thời răng sữa sẽ lung lay và dần được thay thế bằng các răng vĩnh viễn tương ứng.

 

Việc thay răng sữa quá sớm sẽ làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn, thiếu chỗ để mọc răng vĩnh viễn.

Thay răng sữa quá muộn làm răng vĩnh viễn thiếu chỗ và mọc lệch lạc trên cung hàm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Anodontia (hội chứng không răng), xương hàm không phát triển và làm cho khoang miệng của bệnh nhân kém phát triển về kích thước.

Những sai lầm cha mẹ thường mắc

Cha mẹ đôi khi không nhận thức được tầm quan trọng của răng sữa, do đó chưa có những phương pháp chăm sóc phù hợp cho bộ răng sữa của bé. Điều này thường bắt nguồn từ suy nghĩ rằng hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng hàm răng vĩnh viễn.

Cha mẹ thường đưa bé đến phòng khám khi bé có các vấn đề cụ thể như đau răng hoặc phát hiện lỗ sâu, trẻ phàn nàn về các vấn đề răng miệng. Tuy nhiên đây không phải là thời điểm thích hợp nhất cho lần khám răng đầu tiên của bé, thời điểm thích hợp nhất theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đó là thời điểm mọc chiếc răng sữa đầu tiên và không quá 1 tuổi.

Lần gặp đầu tiên này sẽ giúp cha mẹ định hướng những vấn đề cần chú ý cho việc chăm sóc hàm răng sữa và giúp trẻ làm quen với môi trường nha khoa một cách dễ dàng hơn, một thuật ngữ được sử dụng cho việc thăm khám vào thời điểm này đó là “dạo chơi nha khoa cho trẻ”.

Mặt khác, vào thời điểm khi bé gặp những vấn đề thực sự về răng miệng, việc can thiệp điều trị ngay tức thì đôi khi khó thực hiện và có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Những vấn đề này có thể được dự phòng sớm hơn nếu cha mẹ đã có những kiến thức cơ bản được trang bị từ trước đó.

Một số thói quen xấu như bú bình ban đêm gây sâu răng sớm, sâu răng hàng loạt, hoặc thói quen mút môi, đẩy lưỡi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển cung hàm của trẻ sau này.

cham-soc-rang-sua-the-nao-2

Vị trí mọc 2 răng cửa sữa giữa hàm dưới.

Cách chăm sóc răng sữa

Ngay trước khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ đã cần chú ý đến việc vệ sinh khoang miệng cho bé sau khi ăn bằng gạc ẩm để làm sạch toàn bộ sống hàm, lưỡi và mặt trong của má.

Khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên:

+ Dấu hiệu mọc răng sữa có thể đơn giản như lợi thay đổi màu sắc, trắng hoặc nề đỏ, trẻ quấy khóc, nhiều dãi, có thể kèm theo sốt.

+ Vệ sinh cho bé bằng bàn chải, có nhiều loại bàn chải cho bé có thể lựa chọn như bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, bàn chải silicon. Ngay từ thời điểm này ba mẹ đã có thể sử dụng kem đánh răng dành riêng cho bé, khi trẻ chưa có phản xạ nhổ nước bọt, nên sử dụng loại kem đánh răng có thể nuốt được. Trên 3 tuổi, có thể sử dụng kem đánh răng có fluor.

Khi bắt đầu mọc những chiếc răng liền kề, cha mẹ có thể dùng phối hợp với chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng cho bé.

Thực tế việc vệ sinh răng miệng cho bé đôi khi mất khá nhiều thời gian, cha mẹ có thể làm mẫu hoặc thay đổi các loại bàn chải, màu sắc khác nhau và kiên trì cùng chơi trò chải răng với trẻ. Nên tán thưởng khi trẻ tự chải răng và để bé có hứng thú với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Sử dụng kỹ thuật chải răng ngang, chải đầy đủ tất cả các mặt hàm trên và hàm dưới. Tốt nhất nên chải mặt ngoài cả hai hàm sau đó chải mặt trong và cuối cùng là mặt nhai để tránh bỏ sót.

cham-soc-rang-sua-the-nao-3

2 răng hàm sữa thứ 2 hàm trên hai bên mọc trong thời gian 25 -33 tháng.

Việc chải răng của bé cần phải được ba mẹ giám sát thường xuyên, khi trẻ đã tự nhận thức được việc chải răng, ba mẹ có thể cho bé chải răng trước, sau đó kiểm tra lại đến khi việc chải răng của bé đã thật sự hiệu quả.

Lần khám răng đầu tiên nên ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ngay cả khi trẻ không có bất cứ vấn đề gì về răng miệng.

Khám răng định kỳ 3-4 tháng/lần để kiểm soát và dự phòng các bệnh lý sâu răng, kiểm soát việc mọc răng của trẻ. Việc khám định kỳ sẽ giúp làm hạn chế những vấn đề răng miệng của trẻ, xây dựng thói quen nha khoa lành mạnh cho trẻ.

Cha mẹ nên tập thói quen ghi lại thời điểm mọc răng và những can thiệp nha khoa của trẻ. Đây chính là hồ sơ theo dõi vô cùng có ý nghĩa đối với những vấn đề răng miệng của trẻ sau này, giúp nha sĩ có tư liệu để đưa ra định hướng điều trị sau này.

Phát hiện và loại bỏ các thói quen xấu như bú bình, mút môi, đẩy lưỡi, thở miệng bằng cách trao đổi với nha sĩ trong những buổi khám răng định kỳ.

Bôi verni fluor dự phòng tại cơ sở y tế 6 tháng/lần đối với những trẻ có nguy cơ sâu răng.

BS.Anh Thư


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ