hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona
Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

Cẩn trọng với việc dùng tiền mặt trong dịch virus corona

02-03-2020 02:09:36 PM

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) bùng phát đã khiến người người tranh mua khẩu trang y tế để phòng tránh bị lây bệnh. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang là chưa đủ, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo người dân còn cần phải chú ý khi sử dụng, tiếp xúc với các đồ vật và môi trường xung quanh, đặc biệt thường xuyên rửa tay, sát khuẩn. 

Ho, hắt hơi hoặc bắt tay có thể khiến những người xung quanh bị phơi nhiễm hay không, tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus. Cũng không loại trừ có thể bị lây virus nếu chạm tay vào vật mà người bệnh chạm vào rồi đưa lên mũi, mắt, miệng. Mới đây, cơ quan Y tế Trung Quốc đã xác nhận dấu vết của virus corona được tìm thấy trên rất nhiều bề mặt, bao gồm cả trên tay nắm cửa. Những rủi ro của virus corona có thể xuất hiện trên các đồ dùng như điện thoại di động, bàn phím máy tính, công tắc,

Thông tin này đã dấy lên nhiều lo ngại về việc sử dụng tiền mặt - vật quá quen thuộc và không thể thiếu trong thanh toán hàng ngày. Bởi trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng xác nhận tiền giấy tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho người. 

Nhiều chuyên gia y tế cũng lưu ý người dân nên cẩn trọng trong việc sử dụng tiền mặt, thường xuyên vệ sinh, rửa tay thường xuyên để phòng lây nhiễm bệnh. Nguồn: Trí Thức Trẻ.

Một nghiên cứu của Đại học New York dựa trên phân tích chất liệu của tờ 1 USD cho thấy tiền giấy là nơi cư ngụ của khoảng 3.000 vi khuẩn khác nhau có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. 

Tại Việt Nam, TS. Nguyễn Bình Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các cộng sự từng kiểm tra hai tờ tiền giấy "thối lại" của một người bán thịt. Họ ngâm chúng vào môi trường nuôi cấy vi khuẩn trong một vài tiếng rồi đem soi trên kính hiển vi. Với cách làm này, rất nhiều loại vi khuẩn chưa đủ thời gian và môi trường để tăng sinh. Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy dày đặc các loại vi khuẩn như trực khuẩn, tụ cầu, nha bào, có khả năng gây ra các bệnh như tả, thương hàn... Các chuyên gia đã đếm lượng vi khuẩn và nhận thấy trong một gam tiền giấy có tới 210 triệu vi khuẩn hiếu khí (chỉ hoạt động được trong môi trường có không khí) và 32.000 vi khuẩn gram âm.  

Trong khi đó, các tờ tiền lại không bao giờ nằm yên một chỗ mà luôn luân chuyển từ tay người này qua người khác. Giao dịch thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn chiếm đa số ở Việt Nam, chiếm tỷ lệ đến 90%, các phương thức thanh toán điện tử chưa thực sự phổ biến.

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức tiền có là mối lo ngại lây lan virus corona hay không, song nhiều chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trong việc sử dụng tiền mặt cũng như tiếp xúc các đồ vật thông dụng khác. Người dân cũng có thể chuyển qua các hình thức thanh toán khác như Ví điện tử, Mobile Banking,...thay vì tiếp xúc trực tiếp khi mua hàng hóa, dịch vụ trong giai đoạn dịch cúm nCoV bùng phát. 

Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Bộ y tế, mọi người cần vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

Theo Ngọc Bích/ttvn.vn


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ