hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên
5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

5 chỉ số sức khỏe cần kiểm tra thường xuyên

26-06-2020 07:53:01 AM

Huyết áp, cân nặng, đường máu, vòng bụng, mỡ máu là 5 chỉ số quan trọng cần kiểm tra thường xuyên.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Việt Đức, cho biết một trong những chỉ số đầu tiên và quan trọng cần kiểm tra là chỉ số huyết áp. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tháng 5 cho thấy khoảng 12 triệu người bị cao huyết áp, trong đó 5,7 triệu người không biết mình bị cao huyết áp.

Chỉ số huyết áp lý tưởng ở quanh mức 110/70 mmHg. Một người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg. Những triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ nhẹ... Một số người có biểu hiện đau vùng tim, thị lực giảm, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt...

Tuy nhiên, nhiều người đi khám phát hiện cao huyết áp nhưng lại không có biểu hiện gì. Chính vì vậy, cao huyết áp thường được phát hiện muộn, khi đó người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... thậm chí tử vong do đột quỵ.

Huyết áp thấp là chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Khi huyết áp thấp, máu lên não không đủ, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

 Bác sĩ khuyên nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để có phương pháp điều trị phù hợp.

Cần đo huyết áp thường xuyên để tránh những tai biến xảy ra. Ảnh: Daily Express
 

Cần đo huyết áp thường xuyên để tránh những tai biến xảy ra. Ảnh: Daily Express

Tiếp theo là chỉ số cân nặng. Nhiều người hầu như không bao giờ cân. Nếu cân tăng quá mức, chúng ta phải đối diện với nguy cơ béo phì, một trong những nguy cơ của tất cả các loại bệnh từ tiểu đường, tai biến, nhồi máu cơ tim... 

Nếu bị giảm sút cân nhanh cũng cần kiểm tra lại sức khỏe. Sút cân nhanh là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường (dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều nhưng sút cân nhanh...) hoặc các loại u.

Bác sĩ khuyên mỗi gia đình nên có một chiếc cân, để chỗ hay gặp nhất như trong phòng ngủ, gần cửa phòng tắm, để thành phản xạ tự nhiên cân hàng ngày.

Một chỉ số nữa cần kiểm tra là chỉ số đường máu. Cuối năm 2019, Bộ Y tế ghi nhận 3,5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường, trong đó, 69% người Việt bị tăng đường huyết chưa được phát hiện. Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn, người bệnh phải đối diện với nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, biến chứng thận, bàn chân, nhiễm trùng... 

Bác sĩ khuyên mọi người nên thường xuyên kiểm tra đường máu. Nguyên tắc khi kiểm tra đường máu là phải nhịn ăn sáng. Hiện nay dịch vụ kiểm tra đường máu tại nhà rất phổ biến, có thể kiểm tra 3-6 tháng 1 lần.

Thứ tư là chỉ số vòng bụng. Theo bác sĩ, có hai nhóm người béo: béo đều và béo bụng. Những người béo bụng tức là mỡ ở da bụng và mỡ nội tạng rất nhiều. Mỡ nội tạng sản xuất ra các protein, hormone gây tổn thương ở hệ tim mạch, tăng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tăng nguy cơ tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Khi vùng bụng tăng tức là mỡ nội tạng nhiều, nguy cơ các biến cố tăng cao.

Có thể kiểm tra bằng cách dùng thước dây đo. Tùy chiều cao sẽ có chỉ số vòng bụng phù hợp để kiểm soát vòng bụng. Tỷ lệ vòng eo/chiều cao (WHtR-waist to height ratio) được xác định như sau. Nếu vòng eo/chiều cao nhỏ hơn 0,5 là lý tưởng. Nếu lớn hơn 0,6 được cho là thừa cân.

Cuối cùng là chỉ số mỡ máu. Chỉ số mỡ máu liên quan rất nhiều đến các biến cố sức khỏe tim mạch. Trong chỉ số mỡ máu có triglyceride, cholesterol tốt, xấu... 

Bác sĩ khuyên người từ 20 tuổi nên kiểm tra mỡ máu định kỳ hàng năm. Với những người có vấn đề về tim mạch thì cần kiểm tra thường xuyên hơn, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ

https://vnexpress.net/


Mục liên quan

Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng... hạn chế virus lây lan.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19
Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh theo khuyến cáo của ngành y tế, tuy vậy,...
Cần biết: Những loại thực phẩm làm sạch phổi, ngăn ngừa ung thư
Đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch được xem là các nhân tố chính giúp những thực phẩm này ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư.
5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!
Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
Ho kéo dài coi chừng ung thư phổi
Triệu chứng hay gặp của ung thư phổi là ho khan kéo dài, song nhiều người bỏ qua, đến khi đi khám phát hiện bệnh thì đã muộn.
4 loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Theo Boldsky, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có thể sử dụng các loại đồ uống như nước lọc, trà cam thảo, trà hoa cúc… để hỗ trợ điều trị bệnh.
75% ca đột quỵ có liên quan đến thừa cholesterol
75% các bệnh nhân đột quỵ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol - thông tin từ Hội Đột quỵ TP.HCM.
5 khuyến cáo của Cục ATTP người tiêu dùng cần biết khi mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ .
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định...
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Dùng thuốc nào dự phòng đợt cấp trong mùa lạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Đa số các trường hợp tử vong do COPD đều xảy ra trong đợt cấp. Mùa đông xuân, là điều...
Cách phòng bệnh ung thư thực quản đơn giản
Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản: tuổi cao, nam giới, hút thuốc, uống rượu...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ