hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc
FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc

20-08-2019 02:04:02 PM

Thuốc Pretomanid do tổ chức phi lợi nhuận TB Alliance bào chế, được kê cùng với Bedaquiline - loại điều trị lao từ năm 2012, và kháng sinh Linezolid. Phác đồ điều trị mới này được FDA cấp phép hôm 14/8, hiệu quả trong điều trị lao đa kháng thuốc (MDR-TB) và lao siêu kháng thuốc (XDR-TB).  

Trước đó 107 bệnh nhân lao kháng thuốc tại Nam Phi đã tham gia thử nghiệm lâm sàng phác đồ gồm ba loại thuốc trên. Sau 6 tháng, 97 người hết bệnh.  

Các phương pháp điều trị lao kháng thuốc hiện tại rất phức tạp, bệnh nhân phải uống 8 loại thuốc, một số tiêm hàng ngày trong ít nhất 18 tháng. Một vài phác đồ cũ có thể khiến bệnh nhân tổn thương thính lực.  

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao khiến 4.400 người chết mỗi ngày trên thế giới, hơn 500.000 ca mắc lao siêu kháng thuốc trên tổng số 10 triệu ca nhiễm lao mỗi năm. Bệnh lao siêu kháng thuốc hiện đã kháng lại 4 loại kháng sinh các bác sĩ đang sử dụng điều trị.

"Lao đa kháng sinh và lao siêu kháng sinh hiện là mối đe dọa của cộng đồng bởi y học hiện đại chưa có cách điều trị hiệu quả", Amy Abernethy, phó ủy viên trưởng FDA chia sẻ.

Pretomanid là loại thuốc kháng lao thứ ba được FDA chấp thuận trong 40 năm qua. Các nhà khoa học hy vọng Pretomanid sẽ được đưa vào điều trị tại Mỹ cuối năm nay, được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận.

Bác sĩ Mel Spigelman, Chủ tịch TB Alliance cho biết: "Với sự xuất hiện của thuốc Pretomanid, chúng tôi mong mang đến một phác đồ điều trị ngắn hơn, dễ dàng kiểm soát và hiệu quả hơn cho các bệnh nhân".

Lê Hằng (Theo CNN)


Mục liên quan

Các trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vắc xin
Ngày 26.10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các trường hợp tai biến sau khi tiêm chủng vắc xin không phải là do chất lượng mà đa số là do đặc tính cố hữu của vắc xin.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc theo toa sau, bạn nên cẩn thận khi dùng chung với một số chất bổ sung để tránh các tác hại, theo Reader’s digest Canada.
Cách ăn để ngừa và làm chậm xơ gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cảnh báo loại thuốc kháng sinh có thể gây phình động mạch chủ
Cảnh báo được đưa ra bởi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau khi một nghiên cứu mới đây được công bố, theo đó lợi ích của thuốc kháng sinh fluoroquinolone có thể không bù đắp được nguy cơ mà...
Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành
Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.
TGA: Cảnh báo về Viên Germany Black Ant 2000mg (Zhansheng Weige Chaoyue Xilishi)
TGA đã kiểm nghiệm một mẫu sản phẩm Germany Black Ant 2000mg dạng viên. Kết quả cho thấy mẫu chứa chất sildenafil chưa được khai báo. Do chứa sildenafil, chế phẩm Germany Black Ant 2000mg này chưa được kiểm tra về chất...
Thuốc tác động như thế nào tới bộ não?
Khi vào trong cơ thể, thuốc can thiệp vào chức năng bình thường của bộ não bằng cách tăng hoặc giảm chất dẫn truyền thần kinh.
Sản xuất thành công 2 loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh Ebola
Dịch Ebola sẽ sớm “có thể phòng ngừa và điều trị được” sau khi thử nghiệm hai loại thuốc cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể, theo BBC.
Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ
Ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ da còn non nớt, dễ hấp thu dược chất vào máu, nên việc dùng thuốc ngoài da cũng không thể xem thường. Việc dùng không đúng dễ gây ngộ độc toàn thân, nguy hiểm cho trẻ...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ