hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ
Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

Cảnh báo ngộ độc thuốc ngoài da ở trẻ nhỏ

25-08-2019 08:44:28 AM

Cảnh báo từ những ca ngộ độc thuốc ngoài da

Cách đây vài năm, có 4 trẻ dưới 1 tuổi bị ngộ độc nặng suýt nguy đến tính mạng điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương, do cha mẹ dùng thuốc bôi ngoài da gọi là “thuốc cam” bôi chữa các nốt nhiệt hoặc vết viêm ở miệng của trẻ. Xét nghiệm cho thấy, mẫu thuốc cam chứa hàm lượng chì lên đến 10%. Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM thông báo trường hợp đau lòng là một trẻ 2 tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay phải phẫu thuật cắt bỏ phần hư chỉ vì người thân mua kem chứa thuốc chống viêm glucocorticoid thoa mụn bóng nước trên da của trẻ.

Trên thực tế, đã xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc thần kinh do dùng xà bông chứa hexaclorophen gội đầu. Hexaclorophen thấm qua da vào hệ thần kinh của trẻ và gây độc. Một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do được bôi vùng da ở mũi dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu long não (camphor) và methyl salicylat bị kích ứng mạnh làm ngưng hô hấp...

Những sự việc đau lòng xảy ra chỉ vì nhiều người cứ tưởng thuốc bôi ngoài da là loại chẳng hại gì, dùng sao cũng được. Nhưng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhiều cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh so với người lớn nên việc dùng thuốc ngoài da vẫn phải hết sức thận trọng, dùng không đúng hậu quả đáng tiếc sẽ chắc chắn xảy ra.

canh-bao-ngo-doc-thuoc-ngoai-da-o-tre-nho-1

Thuốc bôi ngoài da cho trẻ nhỏ phải rất thận trọng khi sử dụng.

 

Những lưu ý khi dùng

Đối với thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất glucocorticoid (gọi tắt corticoid) như: cortibion, celestoderme, synalar, halog, hydrocortisone, flucinar... là những thuốc bôi ngoài da chứa dược chất chống viêm rất quý. Nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da(!) đã gây nhiều biến chứng như: bôi lâu ngày sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày, da mặt mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm). Các cô gái trước tuổi dậy thì nếu bôi lên da diện rộng, lâu ngày bị rối loạn sự phát triển hệ lông. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu mà có chống chỉ định (tức không được dùng) ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da ở trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn (trường hợp bị hoại tử đầu ngón tay nêu trên là do vi khuẩn gây hoại tử nhờ corticoid có điều kiện phát triển).

Có nhiều loại thuốc dùng ngoài da như: thuốc bôi lên da (thuốc mỡ, kem bôi da, bột nhão, gel, dung dịch), thuốc rắc (thuốc bột), thuốc xịt (dạng bơm xịt), thuốc dán lên da (lưu ý có 2 loại, loại cho tác dụng tại chỗ như giảm đau ở vùng dán nhưng có loại cho tác dụng toàn thân, tức có hấp thu vào máu cho tác dụng như băng dán sau tai để chống nôn do say tàu xe).
 

 

Một loại thuốc bôi ngoài da khác cũng không được dùng cho trẻ sơ sinh là dung dịch chứa iod có tên povidon-iod (betadine) dùng ngoài da sát trùng. Dùng ở trẻ còn quá nhỏ tuổi mà lại dùng thường xuyên, iod sẽ thấm qua da vào máu gây rối loạn hoạt động tuyến giáp của trẻ.

Tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ (các bà mẹ sau khi sinh tránh dùng dầu gió, loại dầu dùng được là dầu bạch đàn còn gọi là dầu khuynh diệp, dầu tràm). Còn xà bông, phấn rơm cũng phải thật thận trọng trong chọn lựa sử dụng.

Cha mẹ không nên dùng thuốc theo lời mách bảo hoặc sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ (thuốc cam kể trên thuộc loại này). Khi trẻ nhỏ có bệnh ngoài da cần đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và dùng thuốc thích hợp. Chỉ nên mua thuốc tại nhà thuốc có uy tín, có địa chỉ rõ ràng…

Như vậy, dù là dạng thuốc dùng ngoài da cũng phải hết sức thận trọng trong sử dụng đối với trẻ nhỏ. Khi dùng thuốc, phải xem kỹ hướng dẫn để biết phạm vi sử dụng, tác dụng phụ và có chống chỉ định đối với trẻ hay không. Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có triệu chứng bất thường trên da hoặc bất kỳ biểu hiện toàn thân khác thường nào cần báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức


Mục liên quan

Các trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vắc xin
Ngày 26.10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các trường hợp tai biến sau khi tiêm chủng vắc xin không phải là do chất lượng mà đa số là do đặc tính cố hữu của vắc xin.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc theo toa sau, bạn nên cẩn thận khi dùng chung với một số chất bổ sung để tránh các tác hại, theo Reader’s digest Canada.
Cách ăn để ngừa và làm chậm xơ gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cảnh báo loại thuốc kháng sinh có thể gây phình động mạch chủ
Cảnh báo được đưa ra bởi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau khi một nghiên cứu mới đây được công bố, theo đó lợi ích của thuốc kháng sinh fluoroquinolone có thể không bù đắp được nguy cơ mà...
Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành
Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.
TGA: Cảnh báo về Viên Germany Black Ant 2000mg (Zhansheng Weige Chaoyue Xilishi)
TGA đã kiểm nghiệm một mẫu sản phẩm Germany Black Ant 2000mg dạng viên. Kết quả cho thấy mẫu chứa chất sildenafil chưa được khai báo. Do chứa sildenafil, chế phẩm Germany Black Ant 2000mg này chưa được kiểm tra về chất...
Thuốc tác động như thế nào tới bộ não?
Khi vào trong cơ thể, thuốc can thiệp vào chức năng bình thường của bộ não bằng cách tăng hoặc giảm chất dẫn truyền thần kinh.
Sản xuất thành công 2 loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh Ebola
Dịch Ebola sẽ sớm “có thể phòng ngừa và điều trị được” sau khi thử nghiệm hai loại thuốc cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể, theo BBC.
FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép thuốc Pretomanid điều trị lao với liều uống 4 viên mỗi ngày trong 6 tháng.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ