hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Các thuốc gây giảm tiểu cầu
Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

24-11-2018 08:46:09 AM

Vì vậy, việc sử dụng các thuốc này cần hết sức thận trọng!

Tìm hiểu về giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) là một tình trạng rối loạn máu, khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị thiếu hụt dưới mức bình thường. Bình thường trong cơ thể, số lượng tiểu cầu là 150.000 - 450.000 tiểu cầu trong mỗi microlit (µl) máu. Nếu số lượng tiểu cầu ít hơn 150.000 được gọi là giảm tiểu cầu (GTC) .

Tiểu cầu là những tế bào máu rất nhỏ đóng vai trò quan trọng trong sự cầm máu. Khi mạch máu bị thương, các tiểu cầu kết dính lại với nhau tạo thành cục máu đông ngăn chặn sự chảy máu.

Mỗi tiểu cầu chỉ tồn tại từ 7 - 10 ngày, nên cơ thể phải liên tục tạo ra những tiểu cầu mới (được sản sinh ở tủy xương) để thay thế. Khi tiểu cầu ở trong máu bị phá hủy hay tủy xương không sản sinh ra đủ lượng tiểu cầu, sẽ gây ra tình trạng GTC và làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở cơ thể.

cac-thuoc-gay-giam-tieu-cau-1

Các vết thâm tím do giảm tiểu cầu

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây ra GTC:

- Di truyền; một số người bẩm sinh đã bị GTC do di truyền.

- Bệnh lý: một số bệnh lý như bệnh thiếu máu, ung thư máu, viêm gan C… gây ra GTC.

- Phụ nữ trong quá trình mang thai.

- Lối sống: uống nhiều rượu, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12, sắt…

- Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm GTC.

Nếu số lượng tiểu cầu ít hơn 150.000 được gọi là giảm tiểu cầu

 

Triệu chứng:

GTC có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ giảm tiểu cầu:

- Kéo dài thời gian chảy máu.

- Xuất hiện các vết thâm tím ở da.

 

- Chảy máu ở nướu răng hay ở mũi.

- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

- Sưng lách.

- Vàng da, mệt mỏi…

Các thuốc gây giảm tiểu cầu

Thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra GTC. Một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài gây ra tác dụng phụ làm GTC. Các thuốc này tác động theo một trong hai cơ chế:

Phá hủy tiểu cầu trong máu do kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể tấn công và tiêu diệt tiểu cầu (còn được gọi là thuốc gây GTC theo cơ chế miễn dịch).

Ngăn chặn sự sản sinh tiểu cầu ở tủy xương (còn được gọi là thuốc gây GTC không theo cơ chế miễn dịch).

Các tiểu cầu kết dính lại với nhau tạo thành cục máu đông ngăn chận sự chảy máu

 

Các loại thuốc sau đây thường gây ra tác dụng phụ GTC:

Nhóm thuốc hóa trị liệu trong điều trị ung thư: oxaliplatin, irinotecan…

Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu ức chế Glycoprotein IIb/IIIa: abciximab, Eptifibatide, Tirofiban…

Nhóm thuốc chống co giật: carbamazepin, phenytoin, valproic acid.

Nhóm thuốc kháng sinh: ampicillin, vacomycin, sulfamethoxazol-Trimethoprim, sulfasalazin…

Nhóm thuốc tim mạch: amiodaron, quinidin, quinin.

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID): ibuprofen, diclophenac, naproxen…

Ngoài ra, còn có các thuốc khác như: heparin, paracetamol, haloperidol… khi sử dụng trong một thời gian dài cũng gây ra GTC.

Khi sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây GTC, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng do GTC gây ra (chảy máu kéo dài, vết thâm tím ở da…) cần nhanh chóng thông báo cho thầy thuốc để có hướng xử lý kịp thời.

DS. MAI XUÂN DŨNG


Mục liên quan

Các trường hợp tai biến sau tiêm chủng không phải do chất lượng vắc xin
Ngày 26.10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các trường hợp tai biến sau khi tiêm chủng vắc xin không phải là do chất lượng mà đa số là do đặc tính cố hữu của vắc xin.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Những loại thuốc không bao giờ được uống chung với nhau
Nếu đang dùng một trong những loại thuốc theo toa sau, bạn nên cẩn thận khi dùng chung với một số chất bổ sung để tránh các tác hại, theo Reader’s digest Canada.
Cách ăn để ngừa và làm chậm xơ gan
Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cảnh báo loại thuốc kháng sinh có thể gây phình động mạch chủ
Cảnh báo được đưa ra bởi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sau khi một nghiên cứu mới đây được công bố, theo đó lợi ích của thuốc kháng sinh fluoroquinolone có thể không bù đắp được nguy cơ mà...
Những thực phẩm giúp phòng tránh bệnh mạch vành
Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.
TGA: Cảnh báo về Viên Germany Black Ant 2000mg (Zhansheng Weige Chaoyue Xilishi)
TGA đã kiểm nghiệm một mẫu sản phẩm Germany Black Ant 2000mg dạng viên. Kết quả cho thấy mẫu chứa chất sildenafil chưa được khai báo. Do chứa sildenafil, chế phẩm Germany Black Ant 2000mg này chưa được kiểm tra về chất...
Thuốc tác động như thế nào tới bộ não?
Khi vào trong cơ thể, thuốc can thiệp vào chức năng bình thường của bộ não bằng cách tăng hoặc giảm chất dẫn truyền thần kinh.
Sản xuất thành công 2 loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh Ebola
Dịch Ebola sẽ sớm “có thể phòng ngừa và điều trị được” sau khi thử nghiệm hai loại thuốc cho thấy tỷ lệ sống sót được cải thiện đáng kể, theo BBC.
FDA chấp thuận thuốc mới điều trị bệnh lao kháng thuốc
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép thuốc Pretomanid điều trị lao với liều uống 4 viên mỗi ngày trong 6 tháng.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ