hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Chữa bệnh bằng gạo lứt

Chữa bệnh bằng gạo lứt

Chữa bệnh bằng gạo lứt

Chữa bệnh bằng gạo lứt

Chữa bệnh bằng gạo lứt
Chữa bệnh bằng gạo lứt

Chữa bệnh bằng gạo lứt

21-09-2019 09:21:47 AM

Oshawa đã nghiên cứu có 10 cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe; trong đó có một cách để chữa bệnh, đó là cách ăn số 7 (100% ngũ cốc), chủ yếu là gạo lứt muối mè; dễ áp dụng nhất và có hiệu lực nhất trong điều trị nhiều bệnh, không cần phải thêm gì nữa. Tuy nhiên, trong lúc đầu, tùy theo từng bệnh, có thể phối hợp một số thức ăn làm thuốc để mau hết bệnh.

Thực đơn 1 trong giai đoạn đầu điều trị

Giúp cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Thực đơn này có đặc tính điều hòa mau chóng, nên có thể dùng ở bất kỳ bệnh nào (cách ăn số 7 của thực dưỡng). Khi xét cần thiết có thể kết hợp với phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh.

Thức ăn chính: gạo tẻ lứt 100%. Số lượng tùy mức độ tiêu thụ của người bệnh; nhưng không quá 400g/ngày, không bao giờ ăn no. Chế biến dưới dạng cháo cơm hoặc bánh tùy trình dộ kỹ thuật; tuyệt đối không pha hóa chất hoặc dầu mỡ. Muối, mè lứt: tỉ lệ muối và vừng tùy trạng thái của người bệnh lúc đó, cụ thể và đơn giản là dựa vào phân lỏng hay bón mà gia giảm.

chua-benh-bang-gao-lut-1

- Phân táo: 1g muối trộn với 10 - 12g vừng.

- Phân lỏng: 1g muối trộn với 5g vừng.

- Phân bình thường: 1g muối trộn với 6 - 7g vừng.

- Mỗi ngày không quá 50g muối vừng.

Thức uống: gạo lứt rang sẫm nấu nước uống mỗi ngày 1/2 lít hoặc nước đun sôi giữ ở mức nóng khoảng 370C.

Thời gian ăn theo thực đơn 1, đến khi nào bệnh bắt đầu ổn định.

Thực đơn 2 trong giai đoạn điều dưỡng

 

Giúp cho bệnh mau chóng ổn định, đồng thời phục hồi sức khỏe. Thực đơn này có  thêm thức ăn ngoài gạo lứt muối mè; không những để bổ sung theo nhu cầu loại bệnh mà còn để thay đổi món ăn cho bệnh nhân. Do đó, cần theo dõi sự quân bình, hợp lý trong từng bữa ăn qua xem xét phân và nước tiểu.

Thức ăn chính: gạo lứt tẻ 60% trộn tạp cốc (đậu đỏ 10%, đậu đen 10%, đậu nành 10%, kê 5%, vừng 5%). Số lượng và cách sử dụng như trong thực đơn 1. Muối, vừng lứt như thực đơn 1.

Thức ăn phụ: rau, củ, cá... có quy định loại dùng cho từng bệnh, mỗi ngày không quá 200g.

Thức uống: như thực đơn 1 hoặc một số thực phẩm chế biến dưới dạng trà.

Thời gian ăn theo thực đơn 2 đến khi nào bệnh hoàn toàn ổn định.

chua-benh-bang-gao-lut-2

Gạo lứt, muối mè là một trong những cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe

Thực đơn 3 trong giai đoạn an dưỡng

Thực đơn này nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật lâu dài. Thực đơn này người bệnh tự điều hòa bằng cách tự lựa chọn thức ăn hàng ngày của mình cho hợp lý và tự theo dõi qua phân, nước tiểu mà thay đổi món ăn cho kịp thời.

Thức ăn chính: gạo tẻ lứt độn tạp cốc như thực đơn 2; muối vừng lứt như thực đơn 1.

Thức ăn phụ: như thực đơn 2, có thể mở rộng thêm món ăn theo  khẩu vị (chọn trong bảng phân định thực phẩm), trạng thái âm thì chọn thực phẩm dương nhiều hơn và trái lại. Tất nhiên phải điều chỉnh cho quân bình qua kinh nghiệm thực tế trong quá trình ăn chữa bệnh.

Thức uống: như thực đơn 1 hoặc thực đơn 2.

Số lượng trong thực đơn này, thức ăn chính cũng như thức ăn phụ, tùy theo nhu cầu của cơ thể từng người, nhưng với điều kiện thức ăn phụ không vượt quá 1/3 thức ăn chính và chỉ ăn vừa đủ, không bao giờ ăn no.

Trong thời gian ăn theo thực đơn 3, nếu phát hiện thấy phân và nước tiểu không bình thường, người cảm thấy uể oải, ăn kém ngon là phải dừng lại, tùy theo mức độ mà chuyển sang thực đơn 1 hoặc 2.

 

Dùng gạo để chữa nhiều bệnh.
Đau bụng ỉa chảy: gạo nếp 120 hạt, gừng sống 1 miếng (2 - 4g), giã nát rồi hòa với nước đun sôi để nguội, rồi uống.
Ỉa chảy lâu ngày, ăn kém sút: gạo nếp 100g, ngâm nước một đêm, phơi khô sao chín; củ mài 30g; cả hai tán nhỏ trộn đều, mỗi sáng sớm dùng 10g, pha với nước sôi với 3 muỗng nhỏ đường cát và 2g hột tiêu.
Người già tạng phủ hư tổn, gầy yếu: gạo 20g, hành 3 củ, chim sẻ 3 con (nhổ lông, rửa sạch, bỏ ruột) nấu chín, bỏ vào một chén rượu, lại nấu một lúc nữa, đổ thêm vào 2 bát nước; nấu cháo ăn mỗi sáng một lần.
Sinh rồi không có sữa, hoặc ít sữa:
gạo nếp lứt và hạt mùi mỗi thứ 5 - 10g, nấu cháo ăn.

BS.TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH


Mục liên quan

Cách tránh bị mụn trứng cá tổn thương da khi đeo khẩu trang ngừa COVID-19
Đeo khẩu trang là 1 trong 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng đây có thể dẫn đến nguy cơ gây mụn trứng cá, nhất là với những ai chưa biết cách chăm sóc da mặt.
Bạn có biết ăn gừng vào mùa Hè còn tốt hơn cả ăn vào mùa Đông?
Theo Đông Y, ngoài phương pháp ăn theo mùa, mùa nào thức nấy để tăng cường sức khỏe thì việc dưỡng tâm cũng rất quan trọng để phòng chống bệnh tật.
Phái đẹp và những sai lầm về dinh dưỡng
Ngoài dinh dưỡng để phòng các bệnh mãn tính, phái đẹp còn rất quan tâm tới việc giữ dáng chuẩn và da đẹp, thần thái rạng rỡ.
9 điều nguy hiểm chúng ta vẫn làm mỗi ngày mà không nhận ra
Thay đổi thói quen để có cuộc sống tốt hơn là không chỉ là điều có thể làm mà còn rất cần thiết’ – đây là kết luận của một nghiên cứu được tiến hành bởi Veronica Irvin từ Đại học bang Oregon. Một số...
Hoa sen chống lão hóa, đẹp da, mượt tóc
Những ngày tháng 6 đang là mùa sen, hoa sen nở đầy các hồ đầm. Ngoài tác dụng để trang trí, lấy hạt, hoa sen và củ sen còn có tác dụng làm đẹp giúp mịn da, giảm nếp nhăn, thâm nám, giúp tóc khỏe đẹp và bóng m...
Bài thuốc chữa ho do viêm phế quản mạn
Viêm phế quản mạn là hiện tượng viêm toàn bộ phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60)...
Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.
Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị táo bón
Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,…
Mẹo làm mờ vết thâm nám, chống cháy nắng với quả vải
Các vết thâm nám là mối lo của bất kỳ ai mong muốn có làn da mịn không tỳ vết. Dùng nước ép vải có thể làm mờ vết thâm nám, cho bạn làn da sáng mịn.
Phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ dễ mắc lạc nội mạc tử cung
Tiêu thụ nhiều thịt đỏ dẫn đến tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ và làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ