hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19
5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

5 lời khuyên cần làm trong mùa dịch COVID-19

24-03-2020 03:55:15 PM

Ngoài các biện pháp đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng… thì bạn cũng cần nâng cao thể trạng của bản thân.

1. Ăn chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng và lành mạnh

Để phản ứng nhanh với những ‘kẻ lạ’ đột nhập vào trong (như vi khuẩn, virus…), cơ thể có thể huy động đến 10.000 bạch cầu chỉ trong 1 giây. Điều đó cho thấy năng lực tự vệ của cơ thể dường như là vô tận, tùy theo mức độ mà bạn hiểu biết về nó.

Cần tăng sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19 (ảnh: Cancercenter.com)

COVID-19 hiện chưa có thuốc và vaccin đặc hiệu nên việc cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yêu để hệ miễn dịch cơ thể hoạt động trơn tru mang tính then chốt trong phòng bệnh.

Nhiều nhà dinh dưỡng cho rằng, thực ra cơ thể không đòi hỏi quá khắt khe để vận hành nhịp nhàng. Chỉ đơn giản là nước sạch, không khí trong lành, dưỡng chất tự nhiên, sinh hoạt đúng với chu kỳ sinh học ngày cày đêm đi ngủ, vận động vừa đủ trong ánh nắng mặt trời và một tâm hồn thư thái bình hòa.

Hạn chế rượu bia (ảnh minh hoạ: https://szon.hu)

2. Hạn chế uống rượu bia và tránh nước uống có đường

Cồn có tính sát khuẩn nhưng uống rượu bia lại gây hại thần kinh, đầu độc lá gan… từ đó khiến cơ thể suy yếu. Việc tụ tập đến quán xá còn là yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Trong bài viết với tựa đề “Ảnh hướng tới sức khỏe của đồ uống có đường” của Ủy ban Y tế công cộng Boston (BHPC), Hoa Kỳ có câu mở đầu: “Đường có thể ngọt, nhưng ảnh hưởng sức khỏe của tiêu thụ đường thì không ngọt ngào như vậy”. Bài viết đã chỉ ra rằng: sử dụng đồ uống có đường không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sâu răng, bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp 2, béo phì, gout và rối loạn chuyển hóa.

Đồ uống có đường gây ra các bệnh không truyền nhiễm, nhưng lại là yếu tố khiến bệnh nhân COVID-19 tăng nguy cơ tử vong.

3. Không hút thuốc lá

Một điều quá hiển nhiên, hút thuốc là gây hại cho phổi nên trong thời điểm viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành nếu không thể lấy đó làm động lực cai nghiện thì bạn cũng nên hạn chế sở thích độc hại này.

4. Tập thể dục

WHO khuyến cáo tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở người lớn và một giờ mỗi ngày ở trẻ em. Nếu cho phép, đi bộ, chạy bộ hay đạp xe ngoài trời và giữ khoảng cách an toàn với những người khác.

Nếu bạn không thể ra khỏi nhà, tìm một video thể dục trên mạng, nhảy với nhạc, tập yoga hoặc đi lên xuống cầu thang. Nếu bạn đang làm việc ở nhà, không nên ngồi ở một tư thế trong thời gian dài. Đứng lên và nghỉ ngơi 3 phút cho mỗi 30 phút làm việc.

Lạc quan trong đại dịch (ảnh minh hoạ).

5. Chăm sóc sức khoẻ tâm thần của bạn

Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi trong đại dịch là bình thường. Nói chuyện với gia đình và bạn bè để thấy chúng ta không đơn độc. Cảm thông là một loại thuốc.

Lắng nghe nhạc, đọc sách và chơi game. Đừng cố gắng đọc và xem quá nhiều tin tức nếu nó làm bạn lo lắng. Lấy thông tin từ những nguồn tin cậy 1 hoặc 2 lần/ ngày.

“COVID-19 đang lấy đi nhiều thứ từ chúng ta. Nhưng nó cũng cho chúng ta cơ hội đặc biệt để đến với nhau, để làm việc với nhau, để học tập với nhau và để phát triển cùng nhau” – WHO nhắn gửi thông điệp

https://www.dkn.tv/


Mục liên quan

Cách tránh bị mụn trứng cá tổn thương da khi đeo khẩu trang ngừa COVID-19
Đeo khẩu trang là 1 trong 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng đây có thể dẫn đến nguy cơ gây mụn trứng cá, nhất là với những ai chưa biết cách chăm sóc da mặt.
Bạn có biết ăn gừng vào mùa Hè còn tốt hơn cả ăn vào mùa Đông?
Theo Đông Y, ngoài phương pháp ăn theo mùa, mùa nào thức nấy để tăng cường sức khỏe thì việc dưỡng tâm cũng rất quan trọng để phòng chống bệnh tật.
Phái đẹp và những sai lầm về dinh dưỡng
Ngoài dinh dưỡng để phòng các bệnh mãn tính, phái đẹp còn rất quan tâm tới việc giữ dáng chuẩn và da đẹp, thần thái rạng rỡ.
9 điều nguy hiểm chúng ta vẫn làm mỗi ngày mà không nhận ra
Thay đổi thói quen để có cuộc sống tốt hơn là không chỉ là điều có thể làm mà còn rất cần thiết’ – đây là kết luận của một nghiên cứu được tiến hành bởi Veronica Irvin từ Đại học bang Oregon. Một số...
Hoa sen chống lão hóa, đẹp da, mượt tóc
Những ngày tháng 6 đang là mùa sen, hoa sen nở đầy các hồ đầm. Ngoài tác dụng để trang trí, lấy hạt, hoa sen và củ sen còn có tác dụng làm đẹp giúp mịn da, giảm nếp nhăn, thâm nám, giúp tóc khỏe đẹp và bóng m...
Bài thuốc chữa ho do viêm phế quản mạn
Viêm phế quản mạn là hiện tượng viêm toàn bộ phế quản, gây ho và khạc đờm kéo dài. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60)...
Kinh giới, món ăn - bài thuốc phổ thông
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.
Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị táo bón
Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,…
Mẹo làm mờ vết thâm nám, chống cháy nắng với quả vải
Các vết thâm nám là mối lo của bất kỳ ai mong muốn có làn da mịn không tỳ vết. Dùng nước ép vải có thể làm mờ vết thâm nám, cho bạn làn da sáng mịn.
Phụ nữ ăn nhiều thịt đỏ dễ mắc lạc nội mạc tử cung
Tiêu thụ nhiều thịt đỏ dẫn đến tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ và làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ