hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau
Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

Hành động ngay, đừng để mùa hè thành mùa đau

29-05-2021 08:49:43 AM

Từ hôm nay, hầu hết học sinh các cấp nghỉ hè. Cùng với mối lo dịch bệnh, phụ huynh lại phải đối diện với nạn đuối nước, một loại "dịch" thường xảy ra vào mỗi mùa hè gây nên không ít những thương tâm

Chỉ trong 2 ngày, 3 vụ đuối nước tập thể cướp đi sinh mạng của 7 cháu nhỏ. Đuối nước ở trẻ em là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" nhưng đáng buồn là vẫn tái diễn từng năm.

Chiều 18/5, 3 cháu nhỏ ở Quảng Bình tử nạn dưới ao cá khi về nhà ông bà ngoại chơi. Cũng trong ngày 18/5, hai cháu nhỏ ở Hà Nam đuối nước thương tâm trong lúc theo bố mẹ đi đánh cá. Chiều tối 19/5, nụ cười vĩnh viễn tắt trên môi hai bé thơ tại Nghệ An cũng vì đuối nước.

Trước đó, vào ngày 16/5, hai chị em ruột tại Đắk Lắk trượt xuống hố nước và tử vong khi các bé theo mẹ đi lên rẫy.

Những dòng tin dày đặc đăng tải trên báo về tình trạng đuối nước ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè,  khiến ta đau nhói.

Mới đây, tại Nghệ An, trong cuộc hội thảo về tình trạng đuối nước và thương tích ở trẻ em, một con số thống kê cũng khiến nhiều người không khỏi giật mình. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2019 đến hết tháng 4/2021, toàn tỉnh xảy ra 119 vụ đuối nước, khiến 130 trẻ tử vong.

Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Trong số đó, 53% trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… mà không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn.

Ngăn chặn tình trạng đuối nước và bảo vệ an toàn cho trẻ vào mùa hè là vấn đề đã được các ban ngành, từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Nhưng có số trẻ tử vong từng năm vẫn ở mức cao ngất ngưởng cho thấy các biện pháp phòng ngừa đuối nước chưa đạt được như kỳ vọng.

Cùng với việc đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ, ngăn chặn nguy cơ từ bên ngoài, cần phải trang bị kỹ năng bơi cho trẻ.  Việc đưa môn bơi vào các trường học dù đã được nói đến rất nhiều nhưng hiện vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Trong khi đó công tác xã hội hóa xây dựng bể bơi và tổ chức dạy bơi cho trẻ chưa thu được kết quả như mục tiêu đề ra.

Quyền được sống, được bảo vệ của trẻ em đã được quy định cụ thể trong Luật trẻ em năm 2016. Trách nhiệm trong bảo vệ và chăm sóc trẻ cũng đã được phân công, quy định cụ thể cho từng bộ ngành và các đơn vị liên quan. Một nguồn kinh phí không hề nhỏ của ngân sách nhà nước, ngân sách các địa phương cũng như nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân đã được đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ hàng năm.

Rõ ràng, để tình trạng đuối nước tái diễn với hàng nghìn trẻ bị cướp đi sinh mạng mỗi năm là trách nhiệm chung, trong đó, không thể không nói đến trách nhiệm của gia đình, người thân, đặc biệt là các bậc làm cha, làm mẹ.

Với một quốc gia có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc như nước ta, nguy cơ đuối nước ở trẻ vào mùa hè cứ "đến hẹn lại lên". Phòng chống đuối nước cho trẻ không chỉ nằm trên giấy tờ. Đã đến lúc chúng ta phải hành động ngay, bằng giải pháp quyết liệt và cụ thể hơn, với sự tham gia có trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan và cộng đồng xã hội. 

Khi tính mạng và sức khỏe của trẻ em được đảm bảo, các quyền cơ bản khác của trẻ mới có thể được thực thi. Đừng để mùa hè thành mùa đau!

Hoàng Lam


Mục liên quan

Lo lắng nguy cơ ung thư da trong mùa nắng nóng đến gần
Tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư da. Các bác sĩ cảnh báo, người dân không nên tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10h đến 15h).
4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo trang "Eat This, Not That!", duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tiết lộ các triệu chứng ít được biết đến của tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong. Nhưng những người bị tăng huyết áp có thể sống trong nhiều năm mà không hề biết rằng mình mắc bệnh. Điều này rất nguy hiểm. Các chuyên gia cảnh báo...
Bảo vệ người hen suyễn trong mùa dịch
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nếu chẳng may mắc Covid-19, người bị hen suyễn dễ diễn tiến nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng
Ngộ độc vitamin
Ngộ độc vitamin là chuyện ít người để ý nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bất cứ thứ gì nếu đưa vào cơ thể quá mức sẽ gây “tẩu hỏa nhập ma”...
Bác sĩ nhắc: Qua 4 làn sóng COVID-19, người trẻ khỏe cũng không thể chủ quan
TTO - Đây là bài viết của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, lý giải nguy cơ với người nhiễm COVID-19.
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ