hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc
Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

Quá một nửa số mắc tay chân miệng phải nhập viện, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc

01-10-2018 04:05:19 PM

Tay chân miệng tăng 50% ở phía Nam

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) công bố ngày 1/10 cho thấy, con số mắc tay chân miệng trong cả nước đều tăng lên. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 42.700 ca mắc, trong đó riêng tháng 9 đã ghi nhận 12.200 ca mắc mới. Trong tổng số ca mắc có hơn 21.000 trường hợp phải nhập viện điều trị.

Đặc biệt, tại các tỉnh phía Nam, trong tháng 8 và tháng 9 có sự gia tăng đột biến, tăng đến 50% so với các tháng trước đó.

 

 

Như tại Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, các ca bệnh có xu hướng tăng trong tháng 8 và tháng 9 với hơn 200 ca nhập viện mỗi tuần. Cá biệt có những tuần số bệnh nhân nhập viện là gần 300 ca, tăng 47% so với các tháng trước đó. Tổng số ca bệnh nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng của thành phố đến nay là 3.200 ca và 15.500 ca điều trị ngoại trú.

Tương tự, tại Đồng Nai từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 90% là trẻ dưới 3 tuổi.

Tại Bình Dương, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, trong tháng 8, toàn tỉnh phát hiện 478 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 50% so với tháng trước.

Tại Đà Nẵng cũng được cảnh báo khi mà số bệnh nhân mắc tay chân miệng đang gia tăng.

Trong khi đó, hiện nay vi rút gây bệnh chân tay miệng lưu hành rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bệnh thường lây lan mạnh vào thời gian tháng 9-10 hàng năm khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi rút tồn tại và phát triển, những nơi tập trung đông dân cư như TPHCM, mùa tựu trường học sinh tập trung tiếp xúc trực tiếp và môi trường vệ sinh không đảm bảo nên làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

"Chặn" lây truyền bằng vệ sinh sạch sẽ

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh mà chỉ điều trị triệu chứng.

Đáng nói, đây là căn bệnh lây qua đường tiêu hóa (phân - miệng) nên tốc độ lây truyền nhanh, gặp nhiều ở trẻ nhỏ, dễ gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu ban đầu của tay chân miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Rất may mắn, phần lớn bệnh nhân có diễn biến nhẹ, chỉ những bệnh nhân nhiễm tay chân miệng vi rút EV71 biểu hiện nặng nề hơn, phải theo dõi chặt chẽ do diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Trước sự gia tăng của các ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo để phòng bệnh thì thường xuyên bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, thường xuyên thực hiện rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là sau khi thay tả vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi.

Trẻ mắc bệnh thì không đến lớp cho đến khi hết loét miệng và các nốt phỏng nước để tránh lây bệnh cho trẻ khác. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, sàn nhà và các dụng cụ sinh hoạt khác của trẻ.

Hãy luôn nhớ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ,

Với trẻ em, các phụ huynh không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng; Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Các gia đình cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Hồng Hải

Theo Dân Trí


Mục liên quan

Chuỗi nha khoa KIM tự hào với dịch vụ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam
Với kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thành thạo cùng đôi bàn tay khéo léo, tận tâm với nghề, đội ngũ bác sĩ của Nha Khoa KIM tự tin mang đến chất lượng điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Từ tháng 11, hơn 4 triệu trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm bổ sung vắc-xin sởi – Rubella
Trước tình trạng số ca mắc sởi gia tăng đột biến, Bộ Y tế đã mở chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi – Rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trong giai đoạn 2018-2019.
Tâp huấn
Ngày 5/10/2018, Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức thành công khóa tập huấn cho cán bộ y tế theo chuyên đề “Một số vấn đề mới về thực hành Cảnh giác Dược và Dược lâm sàng...
Hội nghị khách hàng 2018 - Công ty Cổ Phần Master Tran
Công ty cổ phần Master Tran là đơn vị đại diện phân phối độc quyền tại Việt Nam của tập đoàn Queisser Pharma CHLB Đức. Hiện công ty đang phân phối chính các sản phẩm nhãn hiệu Doppelherz với lịch sử hơn 100 năm...
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế,
Từ 1/12/2018, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT có hiệu lực với khá nhiều điểm mới nhằm bảo đảm tính công bằng trong chính sách BHYT, không bỏ...
Lô thuốc Dilart  và Dilart HCT do Alphapharm ( Mylan Úc) cung cấp đang bị thu hồi
TGA: Ngày 23/11/2018, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc khuyến cáo tất cả các lô thuốc viên nén Dilart (valsartan) và Dilart HCT (valsartan và hydrochlorothiazid) do Alphapharm (tên thương mại Mylan Úc) cung cấp đang bị thu hồi do có chứa...
Sữa rửa mặt sáng da ngừa mụn, nám Ever today bị đình chỉ lưu hành
Do mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm nên sản phẩm Sữa rửa mặt sáng da ngừa mụn, nám Ever today - 50ml do Công ty TNHH MTV SX-TM mỹ phẩm Đăng Dương sản xuất và chịu trách nhiệm đưa...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ