hotline

ALÔ Bác Sĩ Tư Vấn
Khám Bệnh

1900.599.910

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

hotline

ALÔ Dược Sĩ Tư Vấn
Sử Dụng Thuốc

1900.599.909

(Từ 9h00 - đến 21h00 hằng ngày)

(5.000đ/Phút)

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

08-05-2021 07:49:54 AM

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1745/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1745/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. TÌNH HÌNH BỆNH KÝ SINH TRÙNG TẠI VIỆT NAM

1. Thực trạng bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt của người dân cũng như vệ sinh môi trường hiện nay rất thuận lợi cho sự phát trin và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng.

Bệnh ký sinh trùng thường gặp có một số đặc đim giống nhau về đường lây nhiễm, các yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như bệnh giun truyền qua đất bao gồm giun đũa, giun tóc, giun móc; bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột; bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn, giun xoắn; ngoài ra còn có một số bệnh nấm, đơn bào khác.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Nhiễm giun truyền qua đất tác động một cách âm thầm kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưng, hạn chế sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây trở ngại tới sự phát triển kinh tế. Nhiễm giun còn gây các biến chứng tại gan, mật, phổi, gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, giun chui ống mật, giun chui ruột thừa ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và sinh hoạt của người bệnh. Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tui sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới việc mang thai, nhiễm giun gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi được sinh ra, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm cao hơn như người làm nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

Hiện nay, trẻ ở lứa tuổi mầm non bị lây nhiễm giun kim từ bạn trong cùng lớp học, ghi nhận sự lây nhiễm ở hầu hết các địa phương bao gồm cả tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển. Nhiễm giun lươn gặp ở đa số người thường xuyên tiếp xúc với đất và không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, nhiễm giun lươn nặng, nhiễm giun lươn lan tỏa gây suy đa phủ tạng và có thể gây tử vong.

Tại một số địa phương, người dân có tập quán, thói quen ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và rau thủy sinh chưa được nấu chín, cùng với sự gia tăng của giao lưu ẩm thực giữa các vùng miền là những yếu tố thuận lợi gây mắc các bệnh sán như sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán lợn... trong cộng đồng.

Bệnh sán lá gan nhỏ gây viêm đường mật, viêm túi mật, gây sỏi mật, xơ gan, xơ hóa đường mật, ung thư đường mật. Các điều tra dịch tễ cho thấy bệnh thường gặp ở 20 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, 12 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh thành trong cả nước, trong những năm gần đây ghi nhận khoảng 10-12 nghìn ca bệnh/năm. Số lượng bệnh nhân nhiễm sán lá phi đã giảm nhiều, mỗi năm chỉ còn dưới 20 trường hợp bệnh gặp ở các tỉnh miền Bắc là chủ yếu. Bệnh sán dây ấu trùng sán lợn gặp rải rác ở 60/63 tỉnh, thành phố, mỗi năm có khoảng 10-11 nghìn bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị trên toàn quốc.

Bệnh sán lá gan nhỏ gây viêm đường mật, viêm túi mật, gây sỏi mật, xơ gan, xơ hóa đường mật, ung thư đường mật. Bệnh hay gặp ở 20 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và 12 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam. Bệnh sán lá gan lớn gặp ở 53/60 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm gần đây có từ 10-12 nghìn ca bệnh/năm. Trong khi đó bệnh sán lá phổi gặp chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhiễm sán lá phổi gần đây đã giảm nhiều, mỗi năm ghi nhận dưới 20 trường hợp. Bên cạnh đó, các bệnh do nấm, đơn bào cũng gây nhiều tác hại cấp tính cũng như ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người dân, làm giảm nghiêm trọng năng suất lao động và tác động xấu tới tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng.

Bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hóa ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể. Bệnh ký sinh trùng gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khỏe của người dân, tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật

Mặc dù công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng cũng đã được quan tâm, tuy nhiên các hoạt động phòng chống chưa mang tính tổng thể, toàn diện chỉ mới tập trung vào hoạt động tẩy giun tại cộng đồng kết hợp với hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện các dự án và nghiên cứu quy mô nhỏ về các bệnh giun, sán. Hoạt động điều trị chủ yếu tại các cơ sở y tế khi người bệnh đến khám được phát hiện hoặc có các tổn thương của cơ quan phủ tạng, do người dân tự mua thuốc tẩy giun.

Việc tiến hành phòng chống bệnh ký sinh trùng ở các vùng nông thôn, vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa đã thực sự trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết trong hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2021 - 2025 để làm cơ sở cho các đơn vị y tế và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai có tính tổng thể, toàn diện nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng, giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

2. Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như:

- Bệnh giun truyền qua đất: bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác: bệnh giun lươn, bệnh giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn: bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh sán lá ruột.

- Các bệnh giun, sán lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun xoắn.

- Một số bệnh do đơn bào đường ruột, đơn bào đường sinh dục như Amíp, Giardia, Trichomonas...

- Một số bệnh do nấm như nấm da, nấm lông, tóc, móng, nấm ở các phủ tạng do candida...

3. Các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam trong những năm qua

3.1. Điều tra dịch tễ xác định vùng nguy cơ và các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh ký sinh trùng làm cơ sở để hoạch định các hoạt động phòng chống

- Hoạt động điều tra chủ yếu do các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, một số Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đơn vị dự phòng tuyến tỉnh thực hiện. Tuyến huyện và xã hầu như không có các hoạt động, ngoại trừ một số hoạt động nằm trong khuôn khổ các dự án được triển khai trên địa bàn.

- Các điều tra thường sử dụng kỹ thuật xét nghiệm hình thái học như xét nghiệm tìm trứng giun sán, đơn bào trong phân, trong đờm. Một số sử dụng xét nghiệm miễn dịch học như ELISA, test nhanh; một số áp dụng các phương pháp sinh học phân tử như PCR, RFLP, giải trình tự gen.

- Thực hiện một số cuộc điều tra được tiến hành trên vật chủ trung gian, vật chủ dự trữ của bệnh như đối với các bệnh sán lá, sán dây/ấu trùng sán lợn, giun lươn, giun xoắn, giun đũa chó mèo, giun đầu gai.

- Thực hiện một số cuộc điều tra về hiểu biết, thái độ và thực hành của người dân với với bệnh ký sinh trùng thông qua phỏng vấn kiến thức, thái độ và thực hành, hoặc phỏng vấn sâu.

3.2. Hoạt động phòng chống cho tng nhóm bệnh ký sinh trùng

- Đa số người bệnh nhiễm bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán và điều trị ca bệnh ngay sau khi được chẩn đoán. Các ca bệnh ký sinh trùng thường được điều trị tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng. Chưa có vắc xin cho các bệnh ký sinh trùng.

- Đã xây dựng và ban hành được một số hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho một số bệnh ký sinh trùng như bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun móc, bệnh giun lươn, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán lá phổi, bệnh sán dây, bệnh ấu trùng sán lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai... làm cơ sở để điều trị trường hợp bệnh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

- Hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất tập trung vào một số đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng như tay giun hàng loạt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và phụ nữ tuổi sinh sản và một số cộng đồng tại một số vùng nhiễm nặng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và của Bộ Y tế.

- Hoạt động phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại cộng đồng, thực hiện tẩy sán lá gan nhỏ cho các đối tượng ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm bệnh cao tại các vùng dịch tễ bệnh thuộc các tỉnh như Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh hóa, Phú Yên và Bình Định.

- Hoạt động chẩn đoán và điều trị sán lá phổi cho các đối tượng nguy cơ cao có ăn cua nướng hoặc thức ăn từ cua chưa được nấu chín có nhiễm ấu trùng tại các tỉnh Lao Cai, Yên Bái và Lai Châu.

3.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá, bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn, bệnh giun xoắn được tiến hành tại cộng đồng ở những vùng nguy cơ cao.

- Phát triển các tài liệu truyền thông như băng rôn, tờ rơi, tranh treo tường, truyện tranh, đồ dùng học tập để truyền thông về phòng bệnh.

- Xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông tại trường học, tại các nhà văn hóa thôn bản và tại cộng đồng.

4. Thuận lợi và khó khăn

4.1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo, định hướng của Bộ Y tế, các Vụ, cục, đơn vị và ngành liên quan tạo thuận lợi cho triển khai hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng, nên đã đạt được một số kết quả nhất định trong nhiều năm qua.

- Đội ngũ cán bộ của tuyến Trung ương, tuyến tỉnh làm công tác chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo các chương trình phòng chống, các hoạt động điều tra đánh giá và đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ký sinh trùng.

- Có được sự hợp tác, tài trợ, giúp đỡ tích cực về mặt kỹ thuật, xây dựng chính sách, cung cấp thuốc điều trị, vật liệu truyền thông và một phần kinh phí hoạt động của các tổ chức và các đối tác quốc tế trong các hoạt động phòng chống, nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trong đã đóng góp quan trọng vào kết quả của chương trình phòng chống bệnh ký sinh trùng.

4.2. Khó khăn

- Bệnh ký sinh trùng gồm nhiều loại, phân bố rộng rãi nhưng không đồng đều, tính chất bệnh đa dạng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của các vùng sinh thái khác nhau và tính chất xã hội của từng vùng, miền nên gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

- Hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng của tuyến tỉnh, huyện và xã còn yếu và chưa thống nhất. Trình độ chuyên môn và trang bị kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng còn rất hạn chế trong hệ thống chuyên khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR-KST-CT) tại các tuyến.

- Các tỉnh, thành phố đang trong quá trình kiện toàn hệ thống y tế dự phòng nên nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn, thay đổi nhiều cán bộ không có chuyên môn về làm công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nên có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng. Lực lượng cán bộ chuyên môn thiếu và yếu, chưa xác định đầy đủ vị trí, chức năng nhiệm vụ trong các đơn vị.

- Thiếu các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống bệnh ký sinh trùng, chưa có kế hoạch hoạt động cho giai đoạn, của từng tuyến để làm cơ sở triển khai thực hiện. Thiếu trang bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động điều tra cơ bản, lập bản đồ dịch tễ, chẩn đoán, điều trị.

- Bệnh ký sinh trùng thường có diễn biến âm thầm, kéo dài nên ít được quan tâm chú ý. Trong khi đó, tỷ lệ mắc của một số loại ký sinh trùng trong một số cộng đồng dân cư đặc thù cao, như ở trẻ em, phụ nữ độ tuổi sinh sản, nhóm dân cư vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện kinh tế, tập quán vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, trong nhà trường ở vùng nông thôn và miền núi còn khó khăn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và hạn chế hiệu quả phòng chống. Việc thay đổi hành vi, nhận thức về phòng chống bệnh giun gặp nhiều khó khăn.

- Sự trợ giúp của các tổ chức và đối tác quốc tế chỉ tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, mang tính kích hoạt hoạt động, cung cấp thuốc điều trị thông qua các dự án, chương trình theo điều kiện của họ nên phạm vi hẹp, ít bền vững và lâu dài.

- Nguồn kinh phí dành cho hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng ở tất cả các tuyến chưa đáp ứng nhu cầu.

5. Dự báo tình hình bệnh ký sinh trùng

- Trong giai đoạn 2021-2025, bệnh ký sinh trùng được xác định là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, ghi nhận tỷ lệ mắc cao một số bệnh ký sinh trùng ở nhóm đối tượng nguy cơ, tại các vùng dịch tễ. Trong khi đó, điều kiện kinh tế, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, tập quán vệ sinh sinh hoạt còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại các vùng nông thôn và miền núi là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến của bệnh ký sinh trùng. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng đô thị hóa, thay đổi lối sống, thói quen ăn uống cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình bệnh ký sinh trùng tại cộng đồng.

- Việc sử dụng thực phẩm, thói quen ăn thức ăn sống hoặc chưa nấu chín tại nhiều vùng miền tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến gia tăng số nhiễm bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn và gây ra gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng. Trong đó đáng lưu ý là bệnh sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán dây/ấu trùng sán lợn, ấu trùng giun đũa chó mèo, ấu trùng giun lươn, ấu trùng giun đầu gai, ấu trùng giun xoắn....

- Nhu cầu tăng cao của người dân về khám phát hiện, điều trị sớm và phòng chống bệnh ký sinh trùng, đòi hỏi cần cải thiện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ký sinh trùng tại tất cả các tuyến.

- Mô hình bệnh tật có thể thay đổi trong bối cảnh xuất hiện dịch bệnh mới nổi như dịch COVID-19, thay đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết tiêu cực (El Nino, El Nina) thường xuyên xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng nhiều và mạnh hơn; bên cạnh đó là phát triển, biến đổi nhanh về vật nuôi, giống cây trồng (các trung gian truyền bệnh) cũng làm cho việc mắc bệnh ký sinh trùng thêm phần phức tạp, cần có nghiên cứu, can thiệp đa ngành và có phương án dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp.

II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các kế hoạch, dự án, hướng dẫn phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Chương trình hợp tác với các tổ chức và đối tác quốc tế;

- Thực trạng và yêu cầu phòng chống bệnh ký sinh trùng hiện nay.

2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng trên toàn quốc.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Làm giảm gánh nặng bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam, tập trung ưu tiên tại các vùng dịch tễ của bệnh góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ.

b) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi.

c) Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên phạm vi toàn quốc.

4. Chỉ tiêu

- Chỉ tiêu 1: Xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2021 - 2025.

- Chỉ tiêu 2: Mỗi năm giảm 5% tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 23% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Chỉ tiêu 3: Điều trị 100% cho người được chẩn đoán nhiễm các loại giun sán.

- Chỉ tiêu 4: Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên:

+ Trên 75% học sinh tiểu học (khoảng 3,5 - 4,5 triệu học sinh) tại vùng dịch tễ.

+ Trên 80% trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi (khoảng 3 - 3,5 triệu trẻ) ở các tỉnh có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao.

+ Trên 50% trẻ 12 - 23 tháng tuổi tại các tỉnh có tỉ lệ nhiễm giun trên 20%.

+ Trên 60% phụ nữ tuổi sinh sản 15-45 tuổi tại các tỉnh có tỉ lệ nhiễm giun trên 20%.

- Chỉ tiêu 5: Tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm trên 20%.

- Chỉ tiêu 6: 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống.

- Chỉ tiêu 7: Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ được tiếp cận với các thông tin tuyên truyền phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Chỉ tiêu 8: 100% các trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ bệnh tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện.

- Chỉ tiêu 9: 100% cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về phòng chống bệnh ký sinh trùng. Một số các cơ sở y tế chuyên sâu có thể triển khai thực hiện phương pháp chẩn đoán và áp dụng các biện pháp phòng chống, nghiên cứu dịch tễ.

5. Giải pháp thực hiện

5.1. Giải pháp về chính sách

- Bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành các chính sách, chế độ, quy định liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh ký sinh trùng để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai các hoạt động phòng chống và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh các bệnh ký sinh trùng.

- Xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực phòng chống bệnh ký sinh trùng tại các đơn vị y tế ở các tuyến

- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp hàng năm và theo giai đoạn của tuyến Trung ương và địa phương.

- Các cơ quan, đơn vị tuyến Trung ương xác định và huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.

- Tuyến tỉnh, thành phố xác định và huy động nguồn kinh phí, triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Nâng cao chất lượng giám sát phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống ký sinh trùng để các tỉnh tiếp cận và sử dụng được cho tất cả các.

- Huy động, hướng dẫn sự tham gia và phối hợp của các ban, ngành và của cộng đồng vào công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

5.2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

5.2.1. Giám sát, điều tra bệnh ký sinh trùng

- Xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo của các tuyến về bệnh ký sinh trùng.

- Điều tra đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm bệnh giun truyền qua đất theo vùng và theo nhóm đối tượng.

- Đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, yếu tố nguy cơ của bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người tại các tỉnh, thành phố.

- Lập cơ sở dữ liệu về bệnh giun sán tại các tuyến.

- Vẽ bản đồ và xác định vùng dịch tễ cho từng bệnh ký sinh trùng của tuyến tỉnh và Trung ương.

5.2.2. Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng


Mục liên quan

Chuỗi nha khoa KIM tự hào với dịch vụ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam
Với kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thành thạo cùng đôi bàn tay khéo léo, tận tâm với nghề, đội ngũ bác sĩ của Nha Khoa KIM tự tin mang đến chất lượng điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Từ tháng 11, hơn 4 triệu trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm bổ sung vắc-xin sởi – Rubella
Trước tình trạng số ca mắc sởi gia tăng đột biến, Bộ Y tế đã mở chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi – Rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trong giai đoạn 2018-2019.
Tâp huấn
Ngày 5/10/2018, Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tổ chức thành công khóa tập huấn cho cán bộ y tế theo chuyên đề “Một số vấn đề mới về thực hành Cảnh giác Dược và Dược lâm sàng...
Hội nghị khách hàng 2018 - Công ty Cổ Phần Master Tran
Công ty cổ phần Master Tran là đơn vị đại diện phân phối độc quyền tại Việt Nam của tập đoàn Queisser Pharma CHLB Đức. Hiện công ty đang phân phối chính các sản phẩm nhãn hiệu Doppelherz với lịch sử hơn 100 năm...
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế,
Từ 1/12/2018, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT có hiệu lực với khá nhiều điểm mới nhằm bảo đảm tính công bằng trong chính sách BHYT, không bỏ...
Lô thuốc Dilart  và Dilart HCT do Alphapharm ( Mylan Úc) cung cấp đang bị thu hồi
TGA: Ngày 23/11/2018, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc khuyến cáo tất cả các lô thuốc viên nén Dilart (valsartan) và Dilart HCT (valsartan và hydrochlorothiazid) do Alphapharm (tên thương mại Mylan Úc) cung cấp đang bị thu hồi do có chứa...
Sữa rửa mặt sáng da ngừa mụn, nám Ever today bị đình chỉ lưu hành
Do mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm nên sản phẩm Sữa rửa mặt sáng da ngừa mụn, nám Ever today - 50ml do Công ty TNHH MTV SX-TM mỹ phẩm Đăng Dương sản xuất và chịu trách nhiệm đưa...
search

Tra cứu Bệnh

search

Tra cứu Thuốc

Dược liệu từ thiên nhiên

Đối tác - Liên kết

Chat với chúng tôi
Alô Bác Sĩ
Alô Dược Sĩ